Hầu hết bất kỳ động vật nào cũng có một cách để chúng phòng thân trước kẻ thù. Thậm chí có những loài động vật có trong mình những chất độc rất mạnh. Chỉ cần nhận thấy nguy hiểm ngay lập tức nó sẽ tạo ra nọc độc để giết kẻ thù sau đó thoát thân. Động vật nào cũng sẽ có những thế mạnh và điểm yếu. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho những người thích khám phá về động vật về những loài được xếp vào danh sách độc nhất hành tinh, hãy cùng theo dõi nhé bài viết thú vị này nhé.
Con ếch phi tiêu độc
Ếch phi tiêu độc thuôc họ Dendrobatidae và thường dược tìm thấy ở vùng Trung và Nam Mỹ. Chúng được mệnh danh là loài sinh vật độc nhất trên thế giới nhưng lại có vẻ ngoài khá bắt mắt. Tuy nhiên hãy cẩn thận, đừng để vẻ bề ngoài của chúng đánh lừa bạn. Dù rằng với kích thức nhỏ bé và chiều cao chỉ khoảng 2cm nhưng nọc độc của chúng hoàn toàn có thể lấy mạng một người trưởng thành thậm chí có thể giết chết 2 con voi châu phi.
Da của loài ếch phi tiêu tiết ra chất độc batrachotoxin làm tê liệu hệ thần kinh và các cơ và gây tử vong. Từ xa xưa, những người thổ dân da đỏ thường sử dụng chất độc này để bôi lên các phi tiêu phục vụ mục đích săn bắn.
Con bạch tuộc đốm xanh
Bạch tuộc đốm xanh được xem là loài độc thứ 2 trên thế giới trong bảng xếp hạng nhờ vào thần kinh tetrodotoxin cực mạnh ở trong nước bọt của loài bạch tuộc này. Mặc dù bạch tuốc đốm xanh có kích thước khá nhỏ cùng tính cách có phần “nhút nhát” nhưng chất độc của loài này có thể giết chết một sinh vật chỉ trong thời gian khoảng 2 phút.
Con ốc nón
Với vẻ ngoài sặc sỡ, loài ốc nón mang tên khoa học Conus geographus. Sinh vật biển này sống ở vùng nước mặn có kích thước nhỏ nhưng có thể lấy mảng một người nhanh chóng chỉ với 1 giọt nọc độc. Nó đứng thứ 3 trong danh sách những loài động vật có nọc độc nhất trong bảng xếp hạng
Con sứa hộp
Sứa hộp là một trong những loài sứa sở hữu nọc độc đáng sợ nhát trên thế giới. Các chất độc từ sứa hộp sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến tim. Hệ thống thần kinh và cả các tế bào da. Có nghĩa là nếu chẳng may bạn bị dính chất độc từ sứa hộp khi đang bơi thì rất có thể bạn sẽ ” sang thế giới bên kia” trước khi có cơ hội vào bờ. Nếu may mắn mỉm cười với bạn thì những cơn đau nhức sẽ kéo dài trong nhiều tuần liền và để lại các vết sẹo trên da.
Rắn taipan nội địa rất độc
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua tên và nọc độc của loài rắn hổ mang ở nước ta đáng sợ đến như thế nào và có khả năng gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nhưng nếu so với Taipan thì nọc đọc của rắn hổ mang không thấm tháp vào đâu. Vì Taipan có nọc độc mạnh gấp 100 lần so với rắn hổ mang.
May mắn thay rắng taipan nội địa thường xuất hiện ở Úc này lại khá nhút nhát. Chúng chỉ tấn công khi săn mồi hoặc cảm thấy bị đe dọa. Một vết cắn của rắn Taipan có lượng nọc độc có thể gây tử vong cho 120 người.
Bọ cạp vàng DeathStalker
Bọ cạp vàng được người dân biết đến như một thần chết nhỏ bé của sa mạc. Nọc độc của nó giết chết một người trong một giờ. Ngay cả 1 mg nọc độc cũng đủ mạnh để giết 100 con chuột. Tuy nhiên nếu chẳng may bạn bị chích bởi loài bọ cạp tử thần này thì điều an ủi duy nhất dành cho bạn chính là nọc độc của DeathStalker có giá rất cao: 907 tỷ đồng/3,78 lít.
Lý do hoàn toàn chính đáng: Thứ nhất, nọc độc của bọ cạp tử thần đau gấp 100 vết ong chích. Chúng được ví là “thần chết sa mạc” ở khu vực sa mạc Bắc Phi và Trung Đông. Với lượng độc tố thần kinh cực mạnh, bọ cạp tử thần tuy nhỏ (dài 10cm) nhưng có thể khiến người vắt nọc bị nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Thứ hai, nọc của bọ cạp cực kỳ khó lấy. Hơn nữa, mỗi một cú chích của nó chỉ cho ra 2 miligram nọc độc. Để dễ hình dung, nếu bạn muốn vắt nọc 1 con bọ cạp cho đầy 1 gallon (khoảng 3,7 lít) thì bạn phải thực hiện việc đó khoảng 2,64 triệu lần!
Con rắn hổ mang chúa
Rắn hổ mang chúa thường được tìm thấy ở Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ sở hữu nọc đốc rất đáng sợ. Ngoài khả năng giết chết con mồi bằng những cú đớp thông thường. Loài rắn hổ mang chúa còn có thể phun nọc độc vào mắt của kẻ thù. Nếu không được cạn thiệp và loại bỏ độc tố nạn nhân sẽ bị mù và tử vong rất nhanh.
Quái vật Gila có độc mạnh
Quái vật Gila là một trong những loài thằn lằn có nọc độc nhất trên thế giới. Chúng có thần hình khá nặng nề cùng tốc độ di chuyển chậm chạp. Dù rằng nọc độc của Gila có thể gây ra tê liệt hệ thần kinh và mang đến cảm giác rất đau đớn. Tuy nhiên chúng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Quái vật Gila ăn thịt các loại chim, thú, ếch, thằn lằn, côn trùng nhỏ và xác thối rữa. Quái vật Gila chủ yếu ăn chim và trứng bò sát. Nó ăn không thường xuyên (chỉ 5-10 lần một năm trong tự nhiên). Nhưng khi nó ăn, có thể ăn lên đến một phần ba khối lượng cơ thể của nó.
Con mồi có thể bị nghiền nát đến chết nếu lớn hoặc ăn sống nếu nhỏ. Nó bị nuốt đầu vào trước và bị nuốt vào nhờ các cơn co và gập cong cổ. Điều bất thường là ngay sau khi thức ăn đã bị nuốt, quái vật Gila ngay lập tức lại tiếp tục búng lưỡi. Thể hiện hành vi tìm kiếm. Có thể là kết quả của lịch sử tìm kiếm con mồi ẩn nấp trong bụi như trứng và chim non trong tổ. Quái vật Gila có thể trèo cây và xương rồng để tìm kiếm trứng.
Con cá đá
Nó là một trong những loài động vật có nọc độc nhất sống ở Dend. Nhờ những chiếc gai độc trên lưng. Nó kéo nạn nhân của mình đến cái chết đau đớn, xót xa như chính vẻ ngoài đáng sợ của chúng. Nếu không được can thiệp kịp thời, người dính nọc độc của loài cá đá này có nguy cơ liệt.
Con nhện chuối
Nhện chuối được sách kỷ lục Guinness thế giới mệnh danh là loài động vật có nọc độc nhất thế giới. Loài nhện này, chuẩn bị một cái kết rất đau đớn cho các nạn nhân của nó. Nó có nọc độc gây tê liệt, mất kiểm soát cơ bắp và cuối cùng là cái chết.
Nhiều loài sinh vật sống trong nước, trên không và trên cạn có cơ chế bảo vệ riêng của chúng. Một số sinh vật tự bảo vệ mình bằng chất độc. Đôi khi những chất độc này có thể giết chết một người một cách dễ dàng.