Bạch tuột luôn mang đến cho con người nhiều bất ngờ về khả năng của nó. Từ việc nó có thể chui qua một khe cực kì hẹp để di chuyển ở các địa hình phức tạp cho đến các chú bạch tuột khổng lồ khiến người ta phải khiếp sợ. Lần này điều làm các nhà khoa học bất ngờ là việc xuất hiện của Adorabilis, chú bạch tuột màu hồng rất kì lạ. Những cá thể mang màu sắc đặc điệt luôn khiến các nhà khoa học tò mò và muốn tìm hiểu ngay lập tức. Chú bạch tuột hồng lần này được phát hiện mang trong mình một đôi mắt to và trông rất ngộ nghĩnh.
Một số thông tin về loài bạch tuột
Bạch tuộc có 8 chi dạng xúc tu, đặc điểm này được thể hiện trong tên khoa học của chúng, gốc từ tiếng Hy Lạp: ὀκτώπους (oktōpous) có nghĩa là “tám chân”. Những cánh tay này là một kiểu buồng thủy tĩnh học cơ bắp. Không như đa số những động vật thân mềm khác, phần lớn loài bạch tuộc trong phân bộ Incirrina có những thân thể trọn vẹn mềm mà không có bộ xương trong.
Chúng không có vỏ ở ngoài bảo vệ như ốc hay bất kỳ vết tích nào của vỏ hoặc xương bên trong, như mực biển hay mực ống. Một vật giống như mỏ vẹt là bộ phận cứng cáp duy nhất của bạch tuộc. Nó giúp loài bạch tuộc len qua những kẽ đá ngầm khi chạy trốn kẻ thù. Những con bạch tuộc trong phân bộ Cirrina có hai vây cá và một vỏ bên trong làm bớt đi khả năng chui vào những không gian nhỏ.
Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn, có loài chỉ sống được 6 tháng. Loài bạch tuộc khổng lồ ở Bắc Thái Bình Dương có thể sống tới 5 năm trong điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, sinh sản là một trong những nguyên nhân gây ra sự ngắn ngủi của vòng đời: những con bạch tuộc đực có thể chỉ sống được vài tháng sau khi kết bạn, và những con bạch tuộc cái chết không lâu sau khi ổ trứng nở.
Chú bạch tuột có giao diện màu hồng
Một nhà nghiên cứu sinh vật biển ở Mỹ vừa phát hiện giống bạch tuộc mới có màu hồng và đôi mắt to tròn trông rất ngộ nghĩnh. Sinh vật này sống ở vùng biển sâu, khá hiền lành và lớn chỉ khoảng một gang tay.
Phần lớn chúng ta đều nhìn thấy hoặc biết đến bạch tuộc có vẻ ngoài trơn tuột; xám xịt trông có phần không được “đẹp mắt” cho lắm. Kể cả chúng đi vào phim hoạt hình thì cũng chỉ được diễn ở những vai già nua; vẻ ngoài chảy xệ là nhiều.
Không chỉ vậy, người bị chứng tâm lý sợ “những cái tua rua đầy lỗ và uốn éo” của bạch tuộc thì càng không đủ can đảm để ngắm chúng, chưa nói đến việc chạm vào.
Nhưng ở Viện nghiên cứu Hải dương vịnh Monterey, California; đã phát hiện một loài bạch tuộc tí hon với “giao diện” màu hồng cực yêu.
Loài bạch tuộc mới được tìm thấy ở vịnh Monterey trên bờ Thái Bình Dương; bang California, miền tây nước Mỹ. Người phát hiện ra nó là nhà nghiên cứu sinh vật biển Stephanie Bush; thuộc Viện Nghiên cứu Hải dương Vịnh Monterey.
Chú bạch tuột hồng được đặt tên là Adorabilis
Loài bạch tuộc Adorabilis đã tự tạo ra làn sóng riêng và nhanh chóng thu hút được nhiều fan hâm mộ cho mình nhờ có đôi mắt nâu to tròn cùng với những “chiếc chân” nhỏ xíu, ngắn cũn và màu da hồng dễ thương.
Bề ngang con bạch tuộc khoảng 18cm, sống ở độ sâu 450m; giữa các xúc tu có màng giúp nó bơi trong nước; trên đầu còn xuất hiện 2 vây nhỏ rất ngộ nghĩnh.
Cô Bush được quyền đặt tên cho sinh vật mà mình vừa phát hiện. Nó sẽ được xếp vào chi bạch tuộc Opisthotheusis và có tên chính thức là Adorabilis; lấy cảm hứng từ chữ “adorable” trong tiếng Anh có nghĩa là đáng yêu.
Các nhà hải dương học đã phát hiện và bắt một số cá thể ở Vịnh Monterey. Họ đang nuôi và chăm sóc chúng trong hồ nhân tạo. Những hồ này có thể tái tạo môi trường sống tương tự như dưới đáy biển sâu 450 m; với nhiệt độ nước rất lạnh.
Nơi sinh sống của Adorabilis
Bạch tuộc Adorabilis sống ở vùng nước lạnh sâu. Chúng dành phần lớn thời gian ở dưới đáy; ngồi trên lớp trầm tích; Tiến sĩ Bush chia sẻ rằng chúng sẽ di chuyển xung quanh để tìm kiếm thức ăn và bạn tình.
Mặc dù màu hồng dễ thương là vậy, nhưng đây cũng là màu phổ biến với các sinh vật biển sâu vì ánh sáng đỏ không thể chiếu tới vùng nước đen dưới đáy đại dương. Sự ngụy trang này sẽ giúp chúng tránh được sự tấn công của kẻ săn mồi.
Một trong những con bạch tuộc đã thích ứng với điều kiện bể nuôi và đang ấp trứng. Các nhà khoa học cho biết trứng của loài bạch tuộc Opisthotheusis Adorabilis này có thể mất 3 năm mới nở. Để chào đón lứa bạch tuộc con; họ có thể phải chăm sóc chúng và chờ thêm ngần ấy thời gian.
Adorabilis là loài bạch tuộc nhỏ nhất thế giới, với đường kính khoảng 18 cm. Chúng di chuyển nhờ sử dụng phần mang ở thân; giống như những chiếc ô đang bay ở dưới nước. Ngoài kích thước khiêm tốn; loài bạch tuộc Adorabilis còn có tính cách hiền lành và khả năng phát sáng.
Bất cứ người hâm mộ nào bị quyến rũ bởi vẻ ngoài dễ thương của Adoralbilis và muốn nhìn thấy “thần tượng” của mình sẽ phải lặn ở Thái Bình Dương từ 200 đến 600 mét đến nơi nước chỉ 6 độ C.