Bưởi được biết là loại trái cây có nhiều công dụng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn ăn bưởi không đúng cách thì có thể phản tác dụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, bưởi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bưởi có hàm lượng calo thấp, nhưng lại chứa nhiều chất xơ và vitamin C, vitamin A và nhiều khoáng chất cần thiết. Ăn bưởi thường xuyên giúp giảm cân, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi căng thẳng, các bệnh liên quan đến hen suyễn và viêm khớp … Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng hoặc ăn bưởi không đúng cách thì công dụng của nó sẽ giảm đi đáng kể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.
Sai lầm khi ăn bưởi cần loại bỏ ngay
Ăn bưởi khi đang đau bụng
Theo Đông Y bưởi có tính lạnh. Nếu ăn vào khi đang bị tiêu chảy hay đường tiêu hóa kém sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Những người bị nhiệt hay dùng bưởi để hạ nhiệt. Nhưng nếu dùng quá mức cũng gây nên tác dụng phụ là đau bụng.
Ăn bưởi khi đói
Bưởi là loại quả có tác dụng giảm cân hiệu quả. Chính vì thế nhiều người chọn bưởi làm điểm tâm cho mỗi bữa sáng. Hoặc ăn bất cứ khi nào đói để hạn chế ăn những đồ ăn gây béo. Tuy nhiên, trong bưởi có chất acid citric rất cao (khoảng 14-15%). Chất này có thể sẽ làm tổn hại cho dạ dày. Cho nên bạn chỉ nên ăn bưởi sau khi ăn cơm để các hoạt động tiêu hóa được dễ dàng hơn. Đồng thời cũng cải thiện tình trạng cholesterol cao của cơ thể.
Ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc
Bạn nên biết rằng trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin. Chất này làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột); gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng rượu bia, thuốc lá mà chỉ nên ăn sau 48 giờ.
Ăn bưởi khi đang uống thuốc
Những người có lượng mỡ trong máu cao; nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ. Thậm chí là dẫn đến bệnh về thận. Hay một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định. Nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim… nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
Không ăn bưởi khi bị bệnh dạ dày, tá tràng
Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.
Không ăn cùng cà rốt, dưa chuột
Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.
Không ăn bưởi cùng gan lợn
Gan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
Lợi ích tuyệt vời của bưởi
Tăng cường hệ miễn dịch: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi do thời tiết; hãy thử ăn một quả bưởi và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C mà bạn hấp thu được từ bưởi giúp duy trì hệ miễn dịch cơ thể bạn khoẻ mạnh. Các nhà dinh dưỡng học khẳng định quả bưởi cung cấp khoảng 600% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Lượng vitamin C này có thể giúp bạn tránh được cảm lạnh, sốt, nhiễm trùng và các chứng bệnh khác.
Củng cố xương cốt: Kali là một trong những chất giúp xương chắc khỏe hơn. Chính vì thế, nếu muốn tránh loãng xương trong tương lai; thì bạn hãy bổ sung thêm bưởi vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Chứa nhiều thành phần bổ dưỡng: Bưởi chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magiê, và chất xơ. Dù các loại vi chất kể trên không phải là một yếu tố dinh dưỡng khổng lồ. Nhưng trong quả bưởi cũng chứa hàm lượng rất cao, đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.
Tốt cho tiêu hóa: Bưởi có chứa hàm lượng chất xơ cao nên rất tốt đối với nhu động ruột. Những người thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, ăn bưởi sẽ giúp bạn khắc phục điều này.
Một số lời khuyên ăn bưởi một cách khoa học
Ăn bưởi nên để lại lớp màng trắng bám ở đáy múi bưởi: Đây chính là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Đừng bóc quá kỹ bưởi khi ăn bưởi.
Nên ăn bưởi hơn là uống nước ép bưởi: Trừ khi trẻ nhỏ hoặc người già hoặc người ốm, đau rang khó có thể nhai được thì mới sử dụng nước ép bưởi bởi phần tép bưởi là lượng chất xơ tự nhiên quý giá mà chúng ta nên tận dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Ăn bưởi ngay sau khi tách múi: Bưởi có mùi thơm dễ chịu và có thể bị thiu, mất nước nếu chúng ta để quá lâu. Vì vậy nên ăn sau khi tách bưởi để đảm bảo lượng dưỡng chất và tươi ngon.
Nên giữ lại vỏ bưởi, cùi bưởi và hạt bưởi để sử dụng sau khi ăn bưởi. Đó đều là những liều thuốc quý giá và tự nhiên mà chúng ta có thể dung để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.