Tim là một cơ quan rất quan trọng và cần của cơ thể con người. Nó hoạt động như một máy bơm vận chuyển máu đến toàn bộ cơ quan. Máu sẽ chứa oxy và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng các cơ quan. Khi hoạt động bơm máu của tim bị rối loạn, các cơ quan cũng sẽ yếu đi theo. Từng cơ quan sẽ chết dần, cuối cùng dẫn đến suy đa tạng. Hoạt động bơm máu của tim có thể chậm hoặc đột ngột. Khi diễn biến bất ngờ, nguy cơ tử vong cao thường được gọi là sốc tim. Đây là lý do tại sao tim đột ngột ngừng hoạt động.
Sốc tim là gì?
Sốc tim (cardiogenic shock) là tình trạng tim đột nhiên không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hiện tượng này thường xảy ra khi có một cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải ai bị đau thắt ngực cũng gặp tình trạng này. Sốc tim rất hiếm khi xảy ra nhưng thường gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Nếu điều trị kịp thời thời, khoảng 50% người bệnh có thể sống.
Nguyên nhân gây ra bệnh sốc tim
Nguyên nhân chính
– Nhồi máu cơ tim cấp là nguyên nhân hàng đầu của sốc tim đặc biệt là nhồi máu trước rộng vì có một vùng cơ tim lớn bị hoại tử. Một cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi một hoặc một số các động mạch cung cấp máu giàu oxy bị chặn tắc. Theo thời gian, một động mạch vành có thể trở nên thu hẹp từ sự tích tụ của cholesterol.
Điều tích tụ này được gọi là mảng bám, trong các động mạch khắp cơ thể được gọi là xơ vữa động mạch. Trong một cơn nhồi máu cơ tim, một trong các mảng bám có thể bị vỡ và cục máu đông hình thành. Nếu cục máu đông đủ lớn, nó có thể chặn dòng chảy máu qua động mạch. Nếu không có máu giàu oxy lưu thông đến phần còn lại của cơ thể, cơ tim có thể suy yếu và tiến triển vào sốc tim.
– Sốc tim có thể xảy ra khi tâm thất phải của tim gặp vấn đề. Tâm thất phải của tim gửi máu đến phổi để nhận oxy trước khi được bơm cho phần còn lại của cơ thể. Thiệt hại tâm thất phải làm cho nó bơm máu đến phổi không có hiệu quả, vì vậy cơ thể không nhận đủ oxy.
– Viêm cơ tim hoặc nhiễm trùng các van tim (viêm nội tâm mạc) cũng là một trong các nguyên nhân gây sốc tim.
Các nguyên nhân khác
– Nguyên nhân khác bao gồm thuốc quá liều hoặc ngộ độc với các chất có thể ảnh hưởng đến khả năng bơm của tim. Bệnh thường gặp ở những người già và những người mắc bệnh đái tháo đường, người có tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh mạch máu não, xơ vữa nhiều mạch… là những đối tượng có khả năng cao bị sốc tim.
Những dấu hiệu của người bệnh bị sốc tim
– Thở nhanh.
– Thở dốc nghiêm trọng.
– Nhịp tim nhanh đột ngột.
– Lẫn lộn.
– Mất ý thức.
– Đổ mồ hôi.
– Da nhợt nhạt.
– Lạnh tay hoặc bàn chân.
– Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không gì cả.
Phòng tránh sốc tim
– Kiểm soát tăng huyết áp. Một trong những điều quan trọng nhất có thể làm. Để giảm cơn đau tim và nguy cơ sốc tim là giữ cho huyết áp được kiểm soát.
– Hạ thấp cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống. Ăn ít cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, có thể làm giảm mảng bám trong động mạch. Nếu không thể kiểm soát cholesterol thông qua thay đổi chế độ ăn uống. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc hạ cholesterol.
– Không hút thuốc. Bỏ hút thuốc làm giảm nguy cơ bị đau tim. Một vài năm sau khi cai, một người hút thuốc có nguy cơ đột quỵ giống như của người không hút.
– Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Thừa cân góp phần vào các yếu tố nguy cơ khác đối với cơn đau tim và sốc tim. Chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường. Trọng lượng giảm ít nhất 4,5 kg có thể hạ huyết áp và cải thiện mức cholesterol.
– Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục làm giảm nguy cơ bị đau tim bằng nhiều cách. Tập thể dục có thể hạ thấp huyết áp, tăng mức độ của lipoprotein mật độ cao (HDL), và cải thiện sức khỏe tổng thể của các mạch máu và tim. Thể dục cũng giúp giảm cân, kiểm soát bệnh tiểu đường và giảm căng thẳng.
– Sốc tim cần được xử lý tại cơ sở y tế. Vì vậy khi có triệu chứng sốc tim cần lập tức đưa đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.