Thằn lằn bay là loài động vật bay có kích thước lớn nhất từ trước đến nay từng được ghi nhận trên Trái Đất và được xem là loài bò sát thành công nhất lịch sử. Các nhà khoa học ở Australia đã thu được hoá thạch của loài dực long này. Chúng có sải cánh dài đến tận 7m và vô cùng tàn bạo bởi có thể ăn thịt cả khủng long con. Mẫu hoá thạch này có tuổi đời đã hơn 100 triệu năm tuổi. Tất cả hóa thạch dực long ở Australia từ trước đến nay đều được khai quật tại phía tây Queensland. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết hơn về hoá thạch thằn lằn bay.
Một số thông tin về loài thằn lằn bay
Thằn lằn bay hay dực long (pterosaur) là một nhóm bò sát rất thành công trong lịch sử. Chúng sống cách đây từ 65 đến tận 210 triệu năm. Một số đại diện như Azhdarchidae còn lớn hơn cả hươu cao cổ. Với sải cánh rộng hơn 9 m. Điều này khiến nó trở thành động vật bay lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.
Đến nay, có chưa tới 20 mẫu vật được tìm thấy ở các bang Queensland, New South Wales, Victoria và West Australia, trong đó chủ yếu là các mảnh xương rời rạc và bị cô lập từ kỷ Phấn Trắng.
Loài thằn lằn có cánh lớn nhất từ trước tới nay được phát hiện tại Úc
Một nhóm các nhà nghiên cứu Australia phát hiện ra loài dực long (thằn lằn có cánh) lớn nhất nước này từ trước tới nay. Loài khủng long cổ dài đáng sợ được đặt tên Thapunngaka shawi. Trong báo cáo trên tạp chí Vertebrate Paleontology hôm 9/8, các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Queensland nhấn mạnh. Đây là một loài dực long hoàn toàn mới có sải cánh dài 7 m.
Hóa thạch của Thapunngaka shawi được tìm thấy ở Hệ tầng địa chất Toolebuc gần Richmond ở Tây Bắc Queensland. “Đây là phát hiện rất thú vị bởi hóa thạch dực long cực kỳ hiếm, không chỉ ở Australia mà trên toàn thế giới. Mẫu vật này được tìm thấy cách đây 10 năm”, Tiến sĩ Đại học Queensland, đồng tác giả nghiên cứu Tim Richards cho hay.
Tim Richards, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết “Đó là những gì sớm nhất mà chúng ta có được về một con rồng ngoài đời thực. Về cơ bản nó chỉ là một chiếc đầu lâu có cổ dài gắn trên một đôi cánh dài. Vô cùng tàn bạo”.
Quái vật bay đã thống trị bầu trời Australia hơn 100 triệu năm trước
Nghiên cứu mới chỉ ra Thapunngaka shawi có thể thống trị bầu trời Australia trong kỷ Phấn Trắng từ 100 đến 110 triệu năm trước. Hộp sọ của nó dài hơn 1 m. Chứa tới 40 chiếc răng. Xương của sinh vật này có thành mỏng và tương đối rỗng. Chiếc miệng hình ngọn giáo là nguyên nhân dẫn tới tên gọi Thapunngaka shawi. Thapunngaka có nghĩa là ‘miệng giáo’ trong tiếng Wanamara. Thapunngaka shawi khá hiếu chiến, nó sẵn sàng làm thịt những con khủng long chưa trưởng thành.
Một số đặc điểm Thapunngaka shawi có nét tương đồng với Anhanguera. Một chi thằn lằn bay từng sống ở Nam Mỹ. Là loài thằn lằn bay thứ ba được biết đến trên thế giới. Thapunngaka shawi “cung cấp thêm bằng chứng về sự tồn tại ngày càng đa dạng của loài dực long có mào lớn. Ở phần phía đông Gondwana của Australia trong kỷ Phấn trắng”. “Mẫu vật mới có ý nghĩa to lớn trong việc mở rộng hiểu biết của chúng ta về sự đa dạng của các loài bò sát bay”. Ông Richards nói thêm.