Núi lửa không chỉ có trên lục địa, dưới đáy biển sâu cũng có rất nhiều núi lửa đang hoạt động. Về hoạt động địa chất của trái luôn không ngừng nghĩ, vì vậy hoạt động núi lửa vẫn luôn diễn ra đâu đó mà chúng ta không hề hay biết. Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra một ngọn núi lửa dưới đáy đại dương cao đến hơn 800m, đây có thể là ngọn núi lửa trong đại dương cao nhất trên thế giới được phát hiện. Nó nằm ở phía tây Ấn Độ Dương và hiện vẫn đang hoạt động địa chất rất mạnh. Phần lớn các núi lửa được phát hiện sau khi xuất hiện các trận động đất lớn.
Núi lửa hình thành sau hàng loạt các trận động đất
Các nhà khoa học đã phát hiện ra ngọn núi lửa cao 820m ở phía tây Ấn Độ Dương, ngoài khơi Madagascar, sau một loạt trận động đất vô cùng khó hiểu.
Sau khi thu thập dữ liệu địa chất, bao gồm thông tin từ một cuộc khảo sát dưới nước năm 2019 của khu vực, nhóm các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, có một ngọn núi lửa ngầm mới có chiều cao gấp 1,5 lần tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Hơn nữa, vụ phun trào núi lửa này được bắt nguồn từ hồ chứa magma sâu nhất mà các nhà khoa học biết đến.
Trưởng nhóm nghiên cứu Nathalie Feuillet, nhà khoa học địa chất biển tại Viện Vật lý Quả cầu Paris ở Pháp, cho biết: “Nguồn magma, hồ chứa rất sâu, khoảng 55 km dưới lòng đất. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy một hồ chứa sâu như vậy ở đáy thạch quyển, lớp vỏ bên ngoài của Trái đất”.
Trong 3 năm phát hiện hơn 11.000 trận động đất
Từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 5 năm 2021; hơn 11.000 trận động đất được phát hiện đã làm rung chuyển Mayotte; một hòn đảo nhỏ của Pháp nằm giữa Madagascar và Mozambique. Trận động đất mạnh nhất có cường độ 5,9 độ richter; nhưng cũng có những cơn địa chấn kỳ lạ, hoặc những trận động đất tần số rất thấp; có nguồn gốc sâu dưới lòng đất mà chúng ta không thể cảm nhận được.
Hoạt động địa chấn đột ngột này rất đáng ngạc nhiên; vì trước đó chỉ có hai trận động đất được phát hiện gần Mayotte.
Vào tháng 7 năm 2018, các nhà khoa học nhận ra rằng; Mayotte đang di chuyển về phía đông khoảng 20 cm mỗi năm.
Vẫn chưa xác định được thời gian magma hình thành
Vào tháng 5 năm 2019, Romuald Daniel, Feuillet và các đồng nghiệp đã có cơ hội thực hiện một chuyến đi trên tàu nghiên cứu Marion Dufresne. Nhóm nghiên cứu biết đã có một sự kiện magma ở phía đông Mayotte; nhưng họ không chắc liệu magma đã nằm sâu dưới lớp vỏ; hay nó đã phun trào xuống đáy biển.
Các nhóm hoạt động suốt ngày đêm, chia thành nhiều ca để xác định vị trí chính xác; trong vòng chưa đầy 2 tuần, gần 800 trận động đất lớn nhất (cường độ từ 3,5 đến 4,9).
“Chúng tôi phát hiện ra rằng phần lớn những trận động đất này nằm ở khu vực khá gần hòn đảo; (cách bờ biển phía đông của hòn đảo 10km nhưng lại rất sâu (từ 20 đến 50km)”, Feuillet viết.
Sau đó, thiết bị đo tiếng vọng đa tia của con tàu, phát ra sóng âm thanh để lập bản đồ đáy biển và cột nước đã tìm thấy một thứ “rất lớn” cách Mayotte khoảng 31 dặm về phía đông.
Đó chính là một ngọn núi lửa dưới nước cao bằng một tòa nhà. Ngọn núi lửa này hoàn toàn mới, nó đã không ở đó vào năm 2014; theo cuộc khảo sát trước đó của Cơ quan Thủy văn và Hải dương học Hải quân của Pháp.
Tác động của núi lửa
Đối với nhiều người, núi lửa sẽ chỉ mang lại thảm họa. Nhưng trên thực tế, núi lửa cũng sẽ mang một số kim loại quý lên bề mặt Trái Đất; chẳng hạn như kim cương. Thành phần chính của kim cương là carbon. Carbon không hiếm trên trái đất, nhưng kim cương thì tương đối hiếm. Điều này là do sự hình thành của kim cương không thể tách rời khỏi điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao. Lớp Manti đáp ứng đủ các điều kiện để hình thành kim cương; vì vậy hầu hết kim cương được hình thành trong lớp Manti.
Với sự phun trào của núi lửa, những viên kim cương nằm trong lớp Manti sẽ được đưa lên bề mặt Trái Đất nên các mỏ kim cương ngày nay đều tập trung ở những nơi từng xảy ra các vụ phun trào núi lửa.