Cây sả là một trong những loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình. Không chỉ vậy, chúng còn được sử dụng trong Đông y và trong sinh hoạt hàng ngày để chữa bệnh và cải thiện sức khỏe. Bạn có thể sử dụng nước cây sả tươi đun sôi, hoặc sử dụng tinh dầu sả mua sẵn để sử dụng. Mùi thơm của sả rất dễ chịu và có khả năng làm giảm stress cực tốt. Không chỉ vậy, chúng còn có thể được dùng để kích thích hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư, giải độc cơ thể, điều hòa kinh nguyệt và làm đẹp da.
Cây sả- gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt
Cây sả hay củ sả là một trong những loại gia vị quen thuộc của người Việt trong những bữa ăn. Nó có thể được tán thành bột hoặc thái nhỏ để ăn kèm với một số loại thức ăn. Cây sả có tên gọi khác là sả chanh, hương mao, cỏ sả,… Đây là loại cây bụi sống lâu năm. Thân cây cao từ 1 đến 1,5 mét, có màu xanh. Phiến lá cuốn vào nhau thành từng lớp, có mùi thơm vô cùng dễ chịu.
Cây sả hay củ sả có nguồn gốc từ Ấn Độ xong được trồng rộng rãi trên các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Loài cây này xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền bắc của nước ta. Củ sả hay cây sả nói chung đều mang lại tác dụng to lớn đối với sức khỏe con người. Ngoài việc được sử dụng trong chế biến món ăn, củ sả còn có nhiều công dụng khác nhau. Trong Đông y, củ sả thường được sử dụng để điều trị một số bệnh về tiêu hóa, giải cảm, hạ sốt, bệnh da liễu,…
Tác dụng thần kỳ của cây sả với sức khỏe
Ngoài những tác dụng kể trên, cây sả còn có một số lợi ích tuyệt vời như sau:
Tinh dầu sả giúp chống trầm cảm
Nhiều nhà khoa học đã chứng minh, uống vài giọt tinh dầu sả sẽ giúp hạ sốt. Nó có tác dụng chống trầm cảm, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Bên cạnh đó, để có cảm giác thư thái và thoải mái nhất sau khi làm việc, bạn có thể dùng lá sả để tắm hoặc xông hơi. Cảm giác mệt mỏi và căng thẳng sẽ nhanh chóng biến mất.
Hương thơm của sả làm mát không khí
Hương thơm của sả sẽ giúp không khí trong mát hơn. Chính vì thế người ta thường dùng sả để chế biến một số loại nến và dầu thơm. Ngoài ra, bạn có thế sử dụng tinh dầu sả trong phòng tắm hoặc làm tươi mát không khí vốn rất bí bách trong xe của bạn.
Bên cạnh đó, một số loại côn trùng có hại cũng sẽ tránh xa nếu bạn dùng sả. Bởi các loại tinh dầu như Geranoil, borneol và citronellol có trong loại củ này vốn có tác dụng xua đuổi côn trùng.
Ăn sả thường xuyên giúp ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene. Đây là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Cây sả giúp hỗ trợ tiêu hóa
Trà từ cây sả và tinh dầu sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Vì vậy, những người ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy,… đều có thể sử dụng. Bạn có thể dùng nguyên cây sả nấu nước uống, hoặc có thể uống 3-4 giọt tinh dầu sả với nước đun sôi để nguội.
Cây sả có khả năng giải độc cơ thể
Ăn sả giúp tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh. Bằng cách này, chúng hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric ra khỏi cơ thể.
Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh. Bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
Tinh dầu sả giúp điều hòa kinh nguyệt
Bạn hãy lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với bột tiêu đen, tạo nên một hỗn hợp lỏng và sử dụng hàng ngày để điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, để giảm đau bụng khi hành kinh, bạn có thể ép sả tươi sau đó sắc lấy nước và uống hàng ngày.
Nước sả giúp làm đẹp cho da
Sả cũng được chứng minh là có thể làm giảm các vết bầm thâm tím xuất hiện trên da. Vì thế, làn da trở nên sáng đẹp hơn với chất oxy hóa có trong sả. Chúng có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành da giống như công dụng của củ nghệ. Ngoài ra, sả còn có tác dụng trong việc làm giảm mụn trứng cá, giúp các cơ săn chắc. Hãy dùng nước sả để xông mặt mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao nhất.