Vào năm 2015, hóa thạch rắn 4 chân đã được các nhà khoa học phát hiện ở Brazil. Tưởng chừng như đây sẽ là bước đệm cho việc nghiên cứu về sự tiến hoá của loài rắn, nhưng mới đây, các nhà khoa học đã có một công bố gây sốc. Đây thực sự không phải là một con rắn mà là một con thằn lằn biển thân dài. Các phân tích ban đầu bị “một số sai lệch” về giải phẫu và hình thái của sinh vật nên dẫn đến nhầm lẫn. Những đặc điểm này ban đầu có vẻ có liên quan mật thiết đến loài rắn, nhưng theo phân tích mới, các đặc điểm này phù hợp hơn với các đặc điểm của thằn lằn dolichosaurs.
Nghi ngờ xung quanh hoá thạch rắn 4 chân được phát hiện năm 2015
Cách đây 6 năm, giới cổ sinh vật học đã phải sửng sốt. Khi phát hiện ra loài “rắn bốn chân”. Hóa thạch được phát hiện ở Brazil. Và nhờ nó, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên kết còn thiếu trong cây tiến hóa của rắn và thằn lằn.
Tiến sĩ Dave Martill từ Đại học Portsmouth, Vương quốc Anh, chủ nhân bài báo được xuất bản trên tạp chí Khoa học. Ông cho biết vào thời điểm đó: “Hóa thạch này đã trả lời được một số câu hỏi rất quan trọng. Chẳng hạn như là rắn tiến hóa từ thằn lằn đào hang. Chứ không phải từ thằn lằn biển”.
Theo Daily Mail, hóa thạch được xác định là khoảng 110 triệu năm tuổi. Với cơ thể dài, hàm răng giống rắn và cơ thể có dấu vết của vảy bụng. Nó khiến các nhà khoa học bước đầu xác định đó là hóa thạch của Tetrapodophis amplectus – một loài rắn 4 chân. Nhưng vẫn còn đó một vấn đề nhỏ. Các nhà nghiên cứu không hoàn toàn tin rằng Tetrapodophis amplectusr là một con rắn.
Hoá thạch loài rắn 4 chân đã bị phân loại sai
Theo các nhà khảo cổ, hóa thạch dài khoảng 20cm và không loại trừ khả năng nó có thể phát triển lớn hơn. Đầu có kích thước bằng móng tay người lớn và xương đuôi nhỏ nhất chỉ dài 1/4mm. Chân trước rất nhỏ chỉ dài khoảng 1cm. Chân sau cũng chỉ dài hơn một chút.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới – do nhà cổ sinh vật học Michael Caldwell của Đại học Alberta (Canada) dẫn đầu. Cho thấy hoá thạch đã bị phân loại sai. Kết quả giải phẫu về tất cả các khía cạnh của nó đều phù hợp với kết quả giải phẫu của một nhóm thằn lằn biển. Chúng đã tuyệt chủng từ kỷ Phấn Trắng được gọi là dolichosaurs. Kết luận mới này dựa vào tảng đá chứa hóa thạch.
Caldwell giải thích, khi tảng đá chứa mẫu vật được tách ra làm đôi. Bộ xương và hộp sọ mỗi thứ nằm ở mỗi phần đá, cả 2 phần đá đều là khuôn tự nhiên giữ nguyên hình dạng của hóa thạch. Tuy nhiên, nghiên cứu ban đầu chỉ mô tả hộp sọ và bỏ qua khuôn tự nhiên này.
Khi được khai quật, vẫn còn sót lại bữa ăn cuối cùng bên trong hóa thạch. Gồm cả những mảnh xương được cho là của một con kỳ giông. Nó có khả năng từng sống bên bờ hồ muối, trong một môi trường khô cằn. Và xung quanh là các loài thực vật mọng nước.
Các nhà khoa học vẫn nuôi hy vọng về hoá thạch rắn 4 chân
Mặc dù hóa thạch không phải là một con rắn 4 chân. Nhưng nó cung cấp cho các nhà khoa học một số kiến thức. Về cách thằn lằn sống trong thời đại khủng long. Một trong những thách thức khi nghiên cứu là nó là một trong những hóa thạch có vảy nhỏ nhất từng được tìm thấy.
Các nhà cổ sinh vật học vẫn nuôi hy vọng sẽ tìm thấy được hóa thạch rắn 4 chân. Rắn cổ đại được cho là có 4 chân. Do đó, từ lâu người ta đã dự đoán rằng một con rắn có 4 chân sẽ được tìm thấy dưới dạng hóa thạch, theo Caldwell.