Các công tác bảo vệ môi trường đang được các quốc gia ráo riết thực hiện nhằm cải thiện lại tự nhiên và môi trường sống của trái đất. Việt Nam cũng là một trong những nước phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của việc ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính. Việc phát động các phong trào giảm rác thải, vận động sử dụng các biện pháp thân thiện với hệ sinh thái vẫn đang được triển khai vô cùng nghiêm túc. Trong đó, ở xã Đăk Djrăng tỉnh Gia Lai là một trong những nơi đáng được tuyên dương về công tác tự xử lý chất thải trong chăn nuôi. Theo đó, các nông dân nơi này phát triển mô hình chăn nuôi sạch, đem chất thải động vật bón cho cây trồng.
Hiện nay, việc sử dụng phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu đều gây ra mức độ tổn hại đến môi trường đất và nước. Vậy nên các địa phương đều vận động và khuyến khích tái sử dụng chất thải trong chăn nuôi cho việc trồng trọt. Phương pháp này được các nông dân của xã Đăk Djrăng tỉnh Gia Lai áp dụng và cho ra kết quả vô cùng khả quan.
Gia Lai phát triển mô hình chăn nuôi sạch
Tận dụng những nông sản sẵn có của địa phương; nhiều nông dân ở tỉnh Gia Lai đã phát triển mô hình chăn nuôi sạch. Đồng thời xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ. Vừa không gây ô nhiễm môi trường vừa mang lại hiệu quả cao cho cây trồng.
Xã Đăk Djrăng (huyện Mang Yang, Gia Lai) là một trong những xã có tỉ lệ người dân làm nông nghiệp cao. Ngoài trồng cây công nghiệp và cây ngắn ngày, Đăk Djrăng đã phát triển một số hợp tác nuôi dê, bò, thỏ để phát triển kinh tế. Đặc biệt, người dân đã tận dụng phế phẩm nông nghiệp; nông sản sẵn có để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Vừa tiết kiệm chi phí chăn nuôi. Vừa mang lại chất lượng thịt sạch bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Chia sẻ kinh nghiệm từ những hộ gia đình tại xã Đăk Djrăng
Gia đình bà Trần Thị Thúy
Gia đình bà Trần Thị Thúy (thôn Linh Nham, xã Đăk Djrăng) nuôi trên 50 con dê sinh sản. Được Hội Nông dân xã Đăk Djrăng hướng dẫn, bà Thúy đã đổ bê tông nền chuồng và rải đều một lớp vỏ cà phê. Cứ mỗi tháng 1 lần, bà Thúy thu gom chất thải về hố chứa phía sau chuồng. Sau đó ủ với men Trichoderma để xử lý. “Nhờ lót nền chuồng nên chất thải không bị chảy tràn ra bên ngoài. Phân dê sau khi ủ không có mùi hôi. Từ nguồn phân hữu cơ này, năng suất vườn cây của gia đình tôi cao hơn nhiều so với trước. Cây phát triển tốt, ít bị sâu bệnh”, bà Thúy chia sẻ.
Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Brếp
Cũng với cách làm này, 72 hộ dân ở làng Brếp (xã Đăk Djrăng) đã áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi bò. Ông Vốt – Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Brếp cho biết: Tôi lót rơm và vỏ cà phê dưới nền chuồng. Cứ 3 ngày một lần, tôi thu gom phân bò vào bể xử lý. Sau đó ủ theo liều lượng 1 kg men Trichoderma/5 tấn phân. Cách làm này vừa hạn chế mùi hôi cũng như nấm bệnh gây hại cho đàn bò. Lại vừa thu gom được phân bón cho cây trồng.
“Trước đây, đa phần bà con trong làng nuôi bò dưới gầm nhà. Nên phân bị phóng uế bừa bãi. Vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền; các hộ dân đã di dời chuồng trại ra xa nhà ở. Xây bể hoặc đào thêm hố chứa để xử lý chất thải bằng men vi sinh. Nhờ lượng phân này, bà con giảm đáng kể chi phí mua phân bón hóa học. Không gây hại cho đất nên cà phê cho năng suất vượt trội hơn trước”, ông Vốt vui mừng nói.
Chính quyền vẫn luôn sát cánh cùng người dân
Bà Phan Thị Ngọc Phượng – Phó phòng TN&MT huyện Mang Yang cho biết, Phòng TN&MT thường xuyên phối hợp cùng các hội, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân di dời chuồng trại ra xa khu vực nhà ở. Đồng thời, hướng dẫn cho bà con thu gom, xử lý chất thải trong chăn nuôi. Để đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhiều nông dân trong huyện đã áp dụng thực hiện rất tốt việc ủ phân chuồng thành phân hữu cơ. Góp phần bảo vệ môi trường và phát triển năng xuất cây trồng.