Khi luyện bài tập để giữ thăng bằng, bạn có thể tăng cường cơ trọng tâm và giúp mình vững vàng và nâng cao sức khỏe. Các bài tập giữ thăng bằng cơ thể có thể đem đến nhiều lợi ích cho mọi người. Các vận động viên có thể tập theo những bài này để tăng cường sức mạnh. Người lớn tuổi tập luyện có thể phòng ngừa thương tích do té ngã và duy trì khả năng sinh hoạt độc lập. Ngoài ra, các bài tập giữ thăng bằng cũng giúp những người thích vận động có thể tập luyện hiệu quả hơn. Vậy có những bài tập giúp cơ thể thăng bằng nào bạn có thể thực hành?
Thái cực quyền
Thái cực quyền, một dạng bài tập nhẹ nhàng thường được mô tả như “thiền trong chuyển động”. Nó có thể giúp người già giảm nguy cơ té ngã nếu có vấn đề với cân bằng tư thế. Một giáo viên chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn bạn các động tác chính xác, chậm rãi. Nhằm nâng cao sức khỏe toàn diện, cải thiện tâm trạng.
Đứng trên một chân
Tựa tay vào lưng ghế, nâng một chân của bạn lên vuông góc, đá ra sau. Chân còn lại giữ thẳng. Giữ nhịp trong vòng 10 giây. Lặp lại 10-15 lần rồi đổi chân. Qua thời gian, cơ thể bạn sẽ đạt trạng thái cân bằng. Khi khả năng thăng bằng của cơ thể khá hơn, bạn thậm chí có thể không cần dùng tay bám để tập.
Bạn có thể tập tư thế này khi đứng trên sàn nhà, trên thảm tập yoga hoặc trên bóng bosu. Bài tập này sẽ giúp bạn rèn luyện sức mạnh mắt cá chân. Cải thiện khả năng giữ cân bằng cơ thể và tập luyện cơ trọng tâm.
Bài tập dồn trọng lượng cơ thể lên một chân
Nhấc một bàn chân lên một chút để dồn trọng lực của cơ thể lên chân còn lại. Giữ trong vòng 30 giây rồi đổi bên.
Động tác yoga giữ thăng bằng
Để giữ thăng bằng, bạn cần cơ giúp bạn vững chắc khi đứng, đi bộ hay ở các tư thế khác. Bạn có thể đã biết rằng đây là những “cơ cốt lõi” của bạn. Yoga và múa cột bao gồm những động tác kéo giãn và tăng cường. Nó làm khỏe những cơ này.
Nên tư vấn bác sĩ trước khi tập yoga hoặc múa cột xem có phù hợp với thể trạng của bạn hay không. Tốt nhất là nên tới lớp học yoga hoặc múa cột dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp.
Ngón bàn chân này chạm gót bàn chân kia
Vẽ đường thẳng trên nền nhà. Bạn đi chầm chậm trên đường thẳng này, với cách gót chân này chạm mũi chân kia. Đi khoảng 20 bước. Nếu cần có thể bám tay vào tường để giữ thăng bằng dễ dàng hơn.
Nâng chân đơn
Bài tập nâng chân đơn không chỉ củng cố sức mạnh cơ đùi sau và cơ hông mà còn rèn luyện khả năng giữ thăng bằng. Bài tập này cũng đòi hỏi bạn phải siết cơ bụng chặt để luyện tập cho vùng cơ này. Bạn có thể kết hợp thêm tạ vào bài tập này nếu thích.
Bạn đứng trên sàn hoặc trên một trong hai mặt của bóng bosu. Bạn khép hai chân sát nhau và dồn phần lớn trọng lượng lên bàn chân phải. Nhìn vào một điểm trên sàn trước mặt bạn và từ từ hạ thân mình xuống đất. Đồng thời nâng chân trái ra phía sau. Bạn lưu ý giữ cột sống luôn thẳng và đưa hai tay về phía sàn nhà.
Bạn hạ người cho tới khi lưng song song với sàn thì dừng lại và thả lỏng đầu gối phải. Siết cơ đùi sau, mông và bụng rồi từ từ nâng người trở lại vị trí cũ. Đồng thời hạ chân xuống sàn. Đổi chân và tập tương tự. Bạn tập 8 lần mỗi bên.