Tình hình dịch bệnh đang diễn ra vô cùng phức tạp trên thế giới và ngay cả ở tại Việt Nam. Nhưng khu công nghiệp, nơi tập trung đông đúc dân cư sẽ có nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao. Tại Việt Nam, các vùng đất có nhiều khu công nghiệp đều đang hoặc đã từng trở thành tâm điểm vùng dịch. Điển hình trong đó chính là tỉnh Bình Dương. Từng là một trong những tâm dịch lớn nhất cả nước, tất nhiên tỉnh Bình Dương sẽ trang bị cho mình đội ngũ y tế vô cùng lớn. Đi kèm với việc hệ thống y tế tại tỉnh này hoạt động hết công suất vào những lúc căng thẳng vì dịch khiến rác thải y tế tại tỉnh này trở thành vấn đề cần được quan tâm.
Chất thải y tế có nhiều loại cực kỳ nguy hại, nếu không xử lý tốt có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến môi trường. Vậy nên tỉnh Bình Dương đang không ngừng siết chặt lại việc quản lý rác thải y tế nguy hại. Cụ thể quy trình phân loại và đưa đi xử lý rác thải y tế được chính quyền địa phương đặc biệt lưu tâm.
Lượng rác thải y tế tại Bình Dương rất lớn
Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Dương, Sở TN&MT Bình Dương đã và đang chủ động, tích cực phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Theo Báo cáo sơ kết 5 năm và Kế hoạch bảo vệ môi trường của ngành Y tế tỉnh Bình Dương giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của Sở Y tế, tổng khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 614.654kg. Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh Bình Dương có tổng cộng 799 cơ sở y tế. Bao gồm: 114 cơ sở y tế công lập và 685 cơ sở y tế ngoài công lập.
Bình Dương lập kế hoạch xử lý rác thải y tế nguy hại đến năm 2025
Theo Sở TN&MT Bình Dương, chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn được các cơ sở y tế phân định, phân loại thành từng nhóm riêng biệt, lưu chứa trong các bao bì hoặc thùng chứa theo quy định và bố trí khu vực lưu giữ tập trung đáp ứng các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ TN&MT quy định về quản lý chất thải y tế trước khi chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định.
Chuẩn bị thêm cơ sở xử lý rác thải y tế
Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh đều đã hợp đồng với Công ty CP Nước – Môi trường Bình Dương. Để thu gom, vận chuyển về Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương. Sau đó xử lý bằng phương pháp thiêu đốt trong lò đốt chất thải y tế nguy hại theo quy định. Đồng thời, việc thu gom, xử lý chất thải y tế cũng đã phù hợp với mô hình của Đề án xử lý chất thải y tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015. Định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt. Nội dung tại Quyết định số 3257/QĐ-UBND ngày 23/11/2012.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 7 cơ sở đã được Bộ TN&MT cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó, có 6 cơ sở được cấp phép thu gom chất thải công nghiệp nguy hại của các cơ sở sản xuất và thu gom, xử lý chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế. Ngoài việc vận hành các lò đốt chất thải nguy hại do Công ty CP Nước – Môi trường Bình Dương tự đầu tư, Công ty còn vận hành thêm 2 lò đốt chất thải y tế. Với tổng công suất 300kg/giờ, đã được tỉnh Bình Dương đầu tư để xử lý tập trung theo mô hình của Đề án xử lý chất thải y tế tỉnh Bình Dương nói trên.
Ban hành kế hoạch về quy trình xử lý rác thải y tế hiệu quả
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Bình Dương vừa mới ban hành Kế hoạch số 5902/KH-UBND. Nội dung về thu gom; vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương; giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu các cơ quan; địa phương, đơn vị có liên quan tiếp tục tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật; về quản lý chất thải y tế nguy hại và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra; việc quản lý chất thải y tế phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Tuyên truyền tác hại của rác thải y tế đến các đối tượng
Đồng thời, tỉnh Bình Dương còn chỉ đạo triển khai phổ biến rộng rãi đến 100% lãnh đạo; cán bộ, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế kiến thức về bảo vệ môi trường; tác hại của chất thải y tế nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người. Còn có quy định về quản lý, chuyển giao chất thải y tế nguy hại. Tổ chức các lớp tập huấn cho lãnh đạo; nhân viên phụ trách môi trường y tế về phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, lưu giữ; chuyển giao và xử lý chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định.
Phổ biến kế hoạch xử lý rác thải y tế đến nhiều đối tượng
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Bình Dương giao Sở TN&MT phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường và quản lý chất thải y tế theo quy định để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật (nếu có).
Đảm bảo quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn được thực hiện theo đúng quy định. Đồng thời, Sở TN&MT thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 để phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện các trách nhiệm có liên quan đến môi trường y tế.
Sở Y tế được giao chủ trì, triển khai Kế hoạch thu gom; vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại; trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến các cơ sở y tế. Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện. Sau đó tổng hợp báo cáo UBND tỉnh Bình Dương định kỳ hoặc đột xuất theo quy định. Đồng thời, Sở Y tế phối hợp với Sở TN&MT và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp thu các ý kiến đề xuất và các khó khăn vướng mắc để tham mưu UBND tỉnh Bình Dương điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch trên và chỉ đạo kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
Vai trò của các phòng ban, tổ chức trong việc xử lý rác thải y tế
Lãnh đạo Sở TN&MT Bình Dương cho biết: Để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2025 của UBND tỉnh vừa mới ban hành, tỉnh Bình Dương sẽ đảm bảo 100% chất thải y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh được thu gom, xử lý theo đúng quy định.
70% cơ sở y tế có nhân viên chuyên trách về môi trường y tế. 80% người lao động trong các cơ sở y tế được tập huấn về công tác môi trường y tế. 100% lãnh đạo quản lý và nhân viên phụ trách môi trường y tế tại các cơ sở y tế; tham gia đào tạo tập huấn về công tác phân loại rác tại nguồn; thu gom và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định.
Vai trò của chính quyền các cấp tỉnh Bình Dương
Riêng UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm y tế phối hợp với Trạm y tế các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan rà soát cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phân loại, thu gom, lưu chứa chất thải y tế tại đơn vị. Rà soát, hoàn thiện hồ sơ quản lý chất thải y tế. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT và các văn bản pháp luật hiện hành.
Vai trò của các cơ sở y tế
Các cơ sở y tế có trách nhiệm rà soát cơ sở vật chất. Nhằm phục vụ cho công tác phân loại, thu gom, lưu chứa chất thải y tế tại đơn vị. Và chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định. Trường hợp chưa đáp ứng các yêu cầu theo quy định thì hoàn thiện. Đầu tư bổ sung các trang thiết bị đảm bảo đáp ứng theo quy định. Cụ thể tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế và Bộ TN&MT.
Ngoài ra, tỉnh Bình Dương sẽ đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất và bố trí nhân lực để phục vụ tốt công tác phân loại, lưu chứa chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ TN&MT. Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại, lưu chứa và chuyển giao chất thải y tế nguy hại. Thực hiện các nội dung tuyên truyền về phân loại chất thải tại nguồn. Thu gom, lưu giữ, chuyển giao và xử lý chất thải y tế nguy hại theo quy định.