Trước tình hình khí thải từ phương tiện giao thông đang ngày càng gia tăng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến không khí, chính phủ Việt Nam đã gấp rút đề xuất ra các biện pháp nhằm làm giảm lượng khí thải để bảo vệ bầu khí quyển. Một trong những đề xuất chính là quy định lại về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải ô tô. Hiện các phương tiện ô tô đang lưu hành có nhiều loại thuộc những đời cũ, hệ thống giảm lượng khí thải của xe không được hoàn thiện. Chính vì thế mà lượng khí thải ra sẽ nhiều hơn những loại xe có đời mới hơn.
Tính chất và văn hóa giao thông của người Việt lại chú trọng cá nhân, ít sử dụng phương tiện công cộng. Việc này cũng sẽ làm tăng lượng khí thải do số lượng ô tô cá nhân của Việt Nam hiện nay là rất nhiều. Bởi vì những đặc tính như trên, bộ Tài nguyên và Môi trường đang có kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải ô tô để ban hành ra quy chuẩn mới cho các phương tiện giao thông đang lưu hành hiện nay.
Tình trạng ô nhiễm bụi tại Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến đối với dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành. Và cả Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành. Ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam nói chung; một số đô thị lớn nói riêng có xu hướng gia tăng; chủ yếu tập trung vào ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn PM2.5. Từ đầu năm 2020 đến nay, tại khu vực miền Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh; môi trường không khí đã bị tác động do bụi lơ lửng tổng số và tiếng ồn; gây ra bởi hoạt động sản xuất và giao thông trong vùng.
Tại khu vực miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội, trong tháng 7 và tháng 11 năm 2020 có một số ngày chất lượng không khí có diễn biến xấu đi, do những biến động bất thường của yếu tố thời tiết, khí hậu. Một trong nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí là do hoạt động giao thông vận tải. Trong đó có hoạt động của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành.
Các quyết định Chính phủ ban hành
Để kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm không khí. Từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường không khí nói chung; môi trường không khí các đô thị nói riêng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành:
- Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải; đối tượng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ôtô. Hoặc xe mô tô hai bánh có lắp động cơ nhiệt sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
- Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ; quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông. Và cả xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu. Trong đó các mức khí thải quy định áp dụng theo TCVN 6438 và Tiêu chuẩn Euro hiện hành.
Xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đã phối hợp với các Bộ có liên quan (Bộ Giao thông vận tải, Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an), các Hiệp hội (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM)) để xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành.
Theo đó, quy chuẩn này quy định giới hạn lớn nhất cho phép của các thông số: Cacbon monooxit (CO), hydrocacbon (HC), hệ số dư lượng không khí (lamđa) đối với khí thải của động cơ cháy cưỡng bức và độ khói của khí thải động cơ cháy do nén được lắp trên phương tiện ô tô đang lưu hành. Quy chuẩn này không áp dụng đối với:
- Các loại xe cơ giới đặc chủng của quân đội.
- Xe công an sử dụng vào mục đích quốc phòng; an ninh do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định.