Đại dương là nơi có những sinh vật lớn nhất trên thế giới đang sinh sống. Nơi đây có những loài có cân nặng lên đến hàng trăm tấn và có thể sống tới vài thế kỷ. Ở đất liền hiện tại không có sinh vật nào to như vậy còn tồn tại. Những sinh vật biển khổng lồ này hầu hết là các loài cá, trong đó loài cá khá nổi tiếng là cá voi đứng đầu trong danh sách này. Nó có cân nặng lên đến 140 tấn, con số khá lớn đối với một sinh vật sống. Xếp sau nó là những loài cá rất quen thuộc với chúng ta, và cân nặng của chúng cũng không thua kém gì cá voi đâu nhé.
Đứng đầu danh sách là cá voi xanh
- Tên khoa học: Balaenoptera musculus
- Khối lượng: 140.000 kg (Trưởng thành) Encyclopedia of Life
- Tuổi thọ: 80 – 110 năm
- Thời gian mang thai: 11 tháng Encyclopedia of Life
- Mức dinh dưỡng: Ăn thịt Encyclopedia of Life
- Chiều dài: Cái: 25 m (Quần thể Bắc bán cầu, Trưởng thành), Đực: 24 m (Quần thể Bắc bán cầu, Trưởng thành)
Như chúng ta được biết, Ca voi xanh là loài to lớn nhất trên thế giới và vì vậy chúng được xếp vào số 1 trong danh sách này. Chúng sống ở Ấn Độ Dương và nam Thái Bình Dương, có kích thước cực lớn với cân nặng trung bình rơi vào khoảng 90 tấn. Thế nhưng chúng không hề đáng sợ với kích thước khổng lồ như vậy, Cá voi xanh là một loài ăn động vật phù du, Một con cá voi xanh trưởng thành có thể ăn tới 40 triệu con moi một ngày.
Cá nhà táng đứng thứ 2 với cân nặng 57 tấn
- Tên khoa học: Physeter macrocephalus
- Khối lượng: 35.000 – 57.000 kg (Trưởng thành)
- Chiều dài: 12 m (Trưởng thành) Encyclopedia of Life
- Tuổi thọ: 70 năm
- Thời gian mang thai: 16 tháng Encyclopedia of Life
- Mức dinh dưỡng: Ăn tạp Encyclopedia of Life
Cá nhà táng hay có tên khoa học là Physeter macrocephalus, chúng thuộc bộ cá voi (động vật có vú) và đương nhiên rằng kích thước của chúng cũng thuộc loại ngoại cỡ. Khu vực sống chủ yếu của loài này là ở các vùng nước sâu hơn 1000 m và không phải nước đóng băng, tại các vùng biển nhiệt đới đến ôn đới. Thức ăn của chúng thì khác với cá voi, trong thực đơn của Cá nhà táng luôn có xuất hiện của các loài như Mực khổng lồ, bạch tuộc và cả cá đuối….
Cá nhám phơi nắng, loài cá có cân nặng lên đến 2 tấn
- Tên khoa học: Cetorhinus maximus
- Khối lượng: 2.200 kg (Trưởng thành) Encyclopedia of Life
- Trạng thái bảo tồn: Sắp nguy cấp (Giảm sút) Encyclopedia of Life
Cá nhám phơi nắng hay còn gọi là Cetorhinus maximus với kích thước cực khủng, thế nhưng giống cá voi xanh, chúng là những kẻ chỉ ăn các sinh vật phù du, mỗi giờ chúng có thể tiêu thụ một lượng cá nhỏ và động vật không xương lên đến 2.000 tấn. Chúng là loài ít di chuyển, sống nổi và hay được tìm thấy ở các bờ biển, vì vậy cái tên “Cá nhám phơi nắng” cũng để nói lên tập tính của loài động vật thú vị này.
Cá mái chèo, có chiều dài lên đến 17m
- Tên khoa học: Regalecus glesne
- Chiều dài: trung bình khoảng 17 m
- Nặng: 270kg
Cá mái chèo hay còn gọi là Cá Đại Vua, là một loài cá dài – dẹt sống ở khu vực nước sâu dưới lòng đại dương và đây cũng là lý do rất khó có thể nhìn thấy chúng. Chúng là giống loài ăn động vật phù du nên không hề nguy hiểm, có rất ít thông tin về loài động vật kỳ bí này, thường người ta chỉ phát hiện chúng khi đã chết hoặc khi sắp có báo, gặp áp lực của bão và chúng sẽ nổi lên. Tại Nhật Bản, người ta tin rằng, cá Mái Chèo có thể dự báo động đất và khi cá mái chèo xuất hiện cũng là lúc động đất có thể xảy ra.
Cá Mặt Trời (mola mola), loài cá có thân hình rât kì lạ
- Tên khoa học: Mola mola
- Chiều dài: 1,8 m (Trưởng thành)
- Khối lượng: 1.000 kg (Trưởng thành)
- Tốc độ: 3,2 km/h (Maximum, Trưởng thành)
Cá mặt trời hay còn gọi là Cá mặt trăng có tên khoa học là Mola mola, là một giống loài lớn nhiều màu sống ở khu vực nước sâu giống Cá mái chèo. Lý do để chúng có tên là “Cá mặt trời” bởi phần lớn người ta phát hiện chúng xuất hiện trên bề mặt biển, chúng sống chủ yếu ở khu vực biển nhiệt đới, Về mùa nóng có thể đến vùng ôn đới đôi khi cũng có thể thấy chúng ở khu vực hàn đới. Những món ăn chủ yếu của loài to lớn này là các loài động vật phù vu, rong biển…..
Cá mập voi, giống cá mập to nhất
- Tên khoa học: Rhincodon typus
- Khối lượng: 19.000 kg (Trưởng thành) Encyclopedia of Life
- Chiều dài của cá nhám voi khoảng từ 9–11 m
Cá mập voi hay cá nhám có tên khoa học là Rhincodon typus; chúng thuộc họ cá mập (cá sụn) nhưng kích thước thuộc loại to lớn nhất. Khu vực sống chủ yếu là tại các vùng nhiệt đới hoặc ôn đới ấm; đến mùa đẻ chúng sẽ di chuyển tới khu vực ven bờ như dải đá ngầm Ningaloo …. Với kích thước to lớn, chúng cũng chỉ là loài không hề nguy hiểm khi thức ăn chủ yếu là phù du; các loại mực và động vật có xương sống nhỏ; chúng là ví dụ điển hình cho câu nói “cá mập không gây nguy hiểm cho con người“.
Cá đuối khổng lồ ở đại dương
Nặng 3 tấn, Cá đuối khổng lồ Đại dương (Mobula birostris); còn được gọi là cá đuối Đại Tây Dương, có thể dài tới 15 feet. Nó có thể có sải cánh rộng tới 30 feet. Hầu hết loài này, là loài cá đuối lớn nhất trên toàn cầu; sống ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nhà nghiên cứu đã phân loại sai loài này cho đến năm 2017.
Những con cá hình đĩa da nhẵn này đã được tìm thấy ở phía bắc New Jersey và xa phía nam là Nam Phi . Nếu bạn nhìn thấy một con gần bờ, thì có thể nó đang lao từ nơi này sang nơi khác, nhưng chúng thường bơi nhiều dặm theo đường thẳng trong vùng nước thoáng.
Cá tầm Beluga
Các Beluga cá tầm (Huso huso), mà còn được gọi là cá tầm lớn; có thể nặng tới 2,072 tấn và lớn lên để dài 24 feet. Con lớn nhất trong số những con cá tầm này thường là lưng gù. Chúng đều có vây lưng dài và vây hậu môn ngắn hơn. Loài Osteichthyes này sống chủ yếu ở lưu vực Caspi và Biển Đen. Cá cái thường là mục tiêu của những người câu cá thương mại vì trứng cá muối Beluga tạo ra.