Mạng vệ tinh viễn thám thời gian thực đầu tiên của Trung Quốc đang được xây dựng, với khả năng truyền dữ liệu nhanh tuyệt vời. Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) đã công bố chương trình không gian đầy tham vọng này tại Diễn đàn Không gian Thương mại Quốc tế tổ chức ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào ngày 25/11. Với mạng lưới vệ tinh được xây dựng sẽ giúp đất nước này phủ sóng toàn cầu, qua đó phục vụ tích cực các hoạt động cứu trợ thiên tai, giám sát giao thông….
Mạng lưới viễn thám thời gian thực
Mạng lưới viễn thám thời gian thực sẽ gồm khoảng 100 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo thấp. Nó có khả năng quan sát Trái đất với phạm vi phủ sóng toàn cầu; phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau như cứu trợ thiên tai; bảo vệ sinh thái, giám sát giao thông và quản lý tài nguyên.
Sau khi hoàn thành, hệ thống chỉ mất vài phút để truyền dữ liệu quan sát từ không gian tới bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Trong quá khứ, phải mất hàng giờ hoặc thậm chí hàng ngày để đạt được điều đó.
“Mạng lưới được thiết kế tổng thể và có các liên kết giữa các vệ tinh. Do đó nó có thể theo dõi một khu vực liên tục bằng nhiều vệ tinh. Nó đạt được khả năng quan sát tần số cao, ngay cả ở cấp độ phút”, Giám đốc kỹ thuật Yuan Hongy tại CASIC cho biết.
Ngoài mạng lưới viễn thám thời gian thực, CASIC cũng đang chuẩn bị triển khai dự án Xingyun giai đoạn 2. Bao gồm các vụ phóng vệ tinh chuyên sâu cho mạng lưới Internet vạn vật (IoT).
Tổng cộng 80 vệ tinh với khả năng kết nối tất cả các nút thông tin; cảm biến IoT trên toàn cầu sẽ bắt đầu được phóng lên từ năm sau.
Xu hướng phát triển vệ tinh quan sát
Sau khi giai đoạn 2 hoàn thành, Trung Quốc có thể nhận liên lạc vệ tinh cứ sau 30 phút. Nó cung cấp cho người dùng các dịch vụ và giải pháp IoT trong không gian với hơn 10 ứng dụng, theo Qian Wei, phụ trách dự án Xingyun của Tập đoàn Sanjiang có trụ sở tại Vũ Hán.
Xu thế phát triển và vận hành chùm vệ tinh nhỏ quan sát trái đất. Nó cung cấp ảnh viễn thám độ phân giải cao gần thời gian thực. Một trong những ưu thế của vệ tinh nhỏ là khả năng sản xuất; sử dụng nhiều vệ tinh riêng biệt (không nhất thiết phải giống nhau) để tạo thành chùm vệ tinh. Các ví dụ tiêu biểu là hệ thống DMC, các vệ tinh Rapid-eyes, Planet …
Các vệ tinh nhỏ đặc biệt thích hợp để tạo thành chùm vệ tinh. Vì một số lý do sau: Các vệ tinh nhỏ thường có giá thành trên 1 đơn vị sản phẩm thấp hơn vệ tinh lớn. Một phần là vì mỗi một vệ tinh được thiết kế với độ tin cậy; ổn định và dự trữ thấp hơn do nó dựa vào sự dư thừa các vệ tinh trong chùm. Qua đó để cho phép có thể có một số hỏng hóc, rủi ro. Ngoài ra, đối với chùm vệ tinh, những sự hỏng hóc đó sẽ không đột nhiên gây ra sự mất khả năng của toàn bộ hệ thống như các trường hợp đối với vệ tinh lớn.
Nâng cáo hiệu quả khai thác
Khi các chùm vệ tinh đã trở nên phổ biến, sự kết nối, điều phối chặt chẽ hơn giữa các vệ tinh. Qua đó để nâng cao hiệu quả khai thác, vận hành chùm vệ tinh là hết sức cần thiết . Ví dụ, chùm mạng lưới các vệ tinh nhỏ Edision (EDSN) của NASA. Nó đã truyền dữ liệu thu thập được của toàn bộ chùm vệ tinh về một vệ tinh tại mỗi thời điểm cho trước. Nó ít bị tác động của việc mất một vệ tinh nào đó. Hệ thống này sẽ tiết kiệm băng thông và chi phí cho trạm thu mặt đất. Để thu nhận thông tin từ những vệ tinh của chùm phân tán trong không gian. Đồng thời, không cần phải duy trì liên lạc trực tiếp với mỗi vệ tinh riêng lẻ.