Bộ não của chúng ta là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể. Đây là trung tâm điều khiển có vai trò kiểm soát các chức năng vận động, cảm xúc, tư duy,… của con người. Với sự bận rộn của công việc, học tập, và vô vàn hoạt động giải trí hiện đại như ngày nay, thì chúng ta ngày càng có những lối sống và thói quen không lành mạnh đối với cơ thể. Điều đó đã ít nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ não bộ của chúng ta. Vì thế, nếu thời gian gần đây bạn gặp phải hiện tượng nhớ trước quên sau, làm đâu quên đấy, thì hãy kiểm tra lại xem mình có mắc phải những thói quen xấu dưới đây hay không.
Chức năng của một số bộ phận trong não bộ
Não được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau. Mỗi thành phần có một chức năng riêng biệt. Chúng vừa hoạt động độc lập lại vừa kết hợp một cách hài hòa, thống nhất với nhau để tham gia vào chức năng điều khiển cơ thể của bộ não:
- Trung não: Tham gia điều khiển cử động của mắt. Cầu não có nhiệm vụ phối hợp cử động của khuôn mặt, mắt, nghe, thăng bằng…
- Tiểu não: Phối hợp các động tác của cơ thể để tạo sự ăn ý, nhịp nhàng. Tiểu não giúp con người duy trì tư thế, giữ cân bằng, kiểm soát các cơ,…
- Dây thần kinh sọ não: Có 10 dây xuất phát từ thân não có nhiệm vụ kiểm soát các cử động của mắt, khuôn mặt, vị giác, lưỡi, cổ, vai, cử động nuốt.
- Hành tùy: Kiểm soát nhịp thở, nhịp tim, huyết áp và cử động nuốt của cơ thể
Những việc làm kém lành mạnh gây ảnh hưởng xấu tới não bộ
Bộ não là một cơ quan thần kỳ với năng lực vượt xa khỏi sự tưởng tượng của chúng ta, tuy bộ não khá mạnh mẽ nhưng rất dễ bị tổn thương. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây ảnh hưởng đến não của bạn.
Không ngủ đủ giấc
Người trưởng thành nên ngủ ít nhất 7 tiếng/đêm để đảm bảo sức khỏe. Khi bạn ngủ, cơ chế chuyển hóa sẽ hoạt động tích cực để đào thải độc tố và các phế phẩm tích tụ trong ngày.
Vì vậy, thiếu ngủ đồng nghĩa cơ chế không được kích hoạt khiến các chất độc hại tích tụ lâu trong não và dẫn tới tổn thương nghiêm trọng. Về lâu dài, nó gây ra các triệu chứng như đau nửa đầu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh, như chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi (Alzheimer).
Thói quen trùm kín đầu khi ngủ có thể gây tổn thương não bộ
Nhiều người có thói quen trùm kín đầu khi ngủ, đặc biệt vào mùa lạnh. Tuy nhiên, thói quen này đồng nghĩa bạn hít lại không khí đang thở ra. Điều đó khiến các tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy kéo dài.
Trường hợp nhẹ thì đau đầu, mệt mỏi còn nặng thì suy giảm trí nhớ và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Không luyện tập thể dục và vận động trí não
Người càng vận động trí óc nhiều thì càng ít nguy cơ mắc các bệnh về trí nhớ khi về già. Lý do là các hoạt động kích thích trí óc như học tập, đọc sách báo và tích cực tham gia hoạt động xã hội có thể giúp bảo toàn cấu trúc não.
Trong khi đó, vận động thể chất giúp giảm bớt căng thẳng, tái tạo năng lượng. Điều đó giúp mang lại cảm giác hạnh phúc, cải thiện sức khỏe tinh thần và ngủ ngon hơn.
Không cung cấp nước thường xuyên cho cơ thể
Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể và là thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất. Đây là lý do mất nước có thể dẫn đến một số vấn đề như táo bón, sỏi thận, cơ thể mệt mỏi…
Đối với não bộ, nước chiếm tỉ lệ 85% nên mất nước khiến não bị co lại, ảnh hưởng đến cảm xúc như dễ nóng giận và lo lắng, gây ra các cơn đau đầu và thậm chí làm thay đổi chức năng não.
Căng thẳng đầu óc kéo dài
Lượng cortisol dư thừa có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Nó kích thích thèm ăn dẫn đến tăng cân, kích hoạt cơ chế gây viêm. Không chỉ vậy, nó còn làm giảm chức năng miễn dịch. Từ đó, nó có thể dẫn tới bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
Đặc biệt, stress kéo dài ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, gây kiệt quệ tinh thần, dễ lo âu, nóng giận và “sương mù não” – tình trạng não bộ không thể tập trung và suy nghĩ rõ ràng.
Dùng tai nghe với mức âm lượng cao trong thời gian dài
Dùng tai nghe ở mức âm lượng tối đa, có thể làm hỏng thính giác của bạn vĩnh viễn. Ngoài vấn đề mất thính giác, tình trạng này còn có liên quan đến các vấn đề về não. Chẳng hạn như bệnh Alzheimer và mất mô não. Vì vậy, hãy giảm âm lượng xuống, không lớn hơn 60% âm lượng tối đa của thiết bị. Hơn nữa, cố gắng không nghe trong thời gian liên tục.