Hiện nay sự ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đã gây ra vô số những tác hại đến cuộc sống của con người và cả những sinh vật trên hành tinh này. Từ khí thải từ nền công nghiệp đang phát triển. Đến khí thải từ các phương tiện giao thông đang lưu thông. Và cả những vật dụng điện lạnh mà thế giới đang sử dụng. Vô số thứ mà con người có thể gây hại đến thiên nhiên, gây hại cho chính cuộc sống của mình. Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính chính là ô nhiễm không khí. Lớp bụi mịn gây ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp của con người cũng xuất phát từ việc không khí bị ô nhiễm. Bụi mịn là loại bụi siêu nguy hiểm, bởi rất khó để ngăn chặn nó xâm nhập cơ thể.
Đầu tháng 12 năm nay, có một cuộc hội thảo đã diễn ra về chủ đề hiện trạng bụi PM2.5 ở Việt Nam giai đoạn 2019-2020 và các hướng giải quyết nó. Trong hội thảo này, rất nhiều kiến thức về loại bụi mịn này đã được phổ cập. Hãy cùng chúng tôi cập nhật lại những điều cần lưu ý về bụi mịn ngay nhé.
Thảo luận về vấn đề bụi mịn của Việt Nam
Sáng 1/12, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hiện trạng bụi PM2.5 ở Việt Nam giai đoạn 2019-2020 và Ứng dụng dữ liệu vệ tinh trong giám sát ô nhiễm và nghiên cứu”.
Tại Hội thảo, đại diện nhóm nghiên cứu, PGS. TS Nguyễn Thị Nhật Thanh – Trường Đại học Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, Báo cáo “Hiện trạng bụi PM2.5 ở Việt Nam giai đoạn 2019-2020 sử dụng dữ liệu đa nguồn” đã đưa ra một bức tranh đầy đủ hơn về ô nhiễm không khí cả về không gian và thời gian. Đây là báo cáo đầu tiên cung cấp thông tin hiện trạng bụi PM2.5 không chỉ tại thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà của tất cả 63 tỉnh/thành phố.
Nồng độ bụi ở các tỉnh thành của Việt Nam
Theo báo cáo, CLKK toàn quốc năm 2020 có phần cải thiện hơn so với 2019. Tuy nhiên, nếu so sánh với nồng độ bụi PM2.5 theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2021 (5 µg/m3) và năm 2005 (10 µg/m3), nồng độ bụi PM2.5 của tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc trong giai đoạn 2019 – 2020 đều vượt nhiều lần các mức khuyến nghị này. Trong đó, đồng bằng sông Hồng (Hà Nội và các tỉnh lân cận), Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh , TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương là các vùng có nồng độ bụi PM2.5 cao nhất trong cả nước.
Hà Nội là thành phố đứng thứ 6 trong xếp hạng các tỉnh, thành phố có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2020 cao nhất. Nồng độ bụi trung bình cả hai năm 2019-2020 đều vượt quy chuẩn quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT. Riêng năm 2020, có 29/30 quận/huyện có nồng độ trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.
Tại TP. Hồ Chí Minh, nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm đứng thứ 11 trong xếp hạng toàn quốc. Dấu hiệu đáng mừng là nồng độ trung bình năm 2020 của thành phố vẫn thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Và giảm 13% so với nồng độ trung bình năm 2019.
Phương pháp quan trắc trong việc phát họa hiện trạng bụi mịn
Theo các nhà nghiên cứu, mỗi phương pháp quan trắc; (quan trắc bằng thiết bị lấy mẫu, hay bằng vệ tinh, trạm tiêu chuẩn và thiết bị cảm biến); đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Về chất lượng dữ liệu, độ phủ của thiết bị, chi phí… Chính vì vậy, để làm dày dặn cơ sở dữ liệu CLKK; Việt Nam cần kết hợp nhiều công nghệ trong quan trắc.
Trong đó, cần tập trung vào ứng dụng tiếp cận đa nguồn và dữ liệu mô hình tính toán từ ảnh vệ tinh trong giám sát CLKK. Nhằm đưa ra bức tranh về hiện trạng môi trường không khí; ở cấp quốc gia, vùng miền và tỉnh, thành. Đồng thời, tăng cường mạng lưới trạm quan trắc CLKK tiêu chuẩn của nhà nước; trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên cho các tỉnh, thành phố có ONKK. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong quan trắc bụi PM2.5 và các chất ô nhiễm không khí khác.
Tổng kết
Việt Nam cần đẩy mạnh các nghiên cứu để xác định đóng góp nguồn thải bụi PM2.5 và cho các chất ô nhiễm không khí khác. Đặc biệt ở các tỉnh, thành phố đang bị ô nhiễm bụi như kết quả báo cáo nêu ra. Từ đó có chính sách phù hợp và hiệu quả trong kiểm soát các nguồn thải chính.
“Đặc biệt cần xây dựng bản đồ phân bố bụi PM2.5 chi tiết tới từng quận/huyện/thị xã tại các tỉnh, thành phố có ô nhiễm bụi PM2.5. Nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các ưu tiên, mục tiêu cụ thể và giải pháp quản lý CLKK phù hợp với tình hình thực tế của địa phương”, PGS. TS Nguyễn Thị Nhật Thanh nhấn mạnh.