Các dấu chân hóa thạch ở Australia hơn 150 triệu năm tuổi tiết lộ rằng có một loài khủng long ăn thịt với kích thước gần bằng khủng long bạo chúa T-rex. Những dấu chân này xuất hiện cuối kỷ Jura và theo phân tích, dấu chân hóa thạch của loài dị long này có thể cao tới 3m tính tới hông. Bên cạnh đó, các dấu chân này được lưu trữ bên trong Bảo tàng Queensland suốt 70 năm qua. Để hiểu rõ hơn về dấu chân hóa thạch ‘quái dị long’ này, hôm nay chúng tôi mời bạn đọc tìm hiểu qua nội dung bài viết sau nhé!
Dấu chân ‘quái dị long’ dài 80 cm
Theo báo cáo xuất bản trên tạp chí Lịch sử Sinh học hôm 12/6; các dấu chân xuất hiện vào cuối kỷ Jura. Điều này có nghĩa là nó có niên đại cách đây 151 – 165 triệu năm. Chúng dài từ 50 đến 80 cm. Và có thể được tạo ra bởi một loài khủng long chân thú thuộc chi Quái dị long (Allosaurus); khi những con vật khổng lồ đi bộ qua khu rừng đầm lầy từng chiếm phần lớn cảnh quan ở phía nam Queensland.
Phân tích dấu chân hóa thạch cho thấy loài quái dị long này có thể cao tới 3 m tính tới hông. Và dài khoảng 10 m tính cả đuôi. Nó chỉ nhỏ hơn một chút so với khủng long bạo chúa T-rex (cao 3,25 m và dài 12 – 13 m). Nhưng có thể là động vật săn mồi lớn nhất trên hành tinh vào thời điểm đó; theo trưởng nhóm nghiên cứu Anthony Romilio từ Đại học Queensland, Australia.
Lần đầu tiên loài khủng long ăn thịt lớn được phát hiện
“Các nhà cổ sinh vật học trước đây đã biết về những con khủng long bạo chúa T-rex ở Bắc Mỹ, Giganotosaurus ở Nam Mỹ và Spinosaurus ở châu Phi. Nhưng đây là lần đầu tiên dấu vết của một loài khủng long ăn thịt lớn được tìm thấy ở Australia”, Romilio nhấn mạnh.
Các dấu chân đã được phát hiện từ lâu trong một mỏ than bên dưới lòng đất ở phía bắc thành phố Toowoomba. Nhưng đến nay mới được các nhà khoa học phân tích. Chúng được lưu trữ bên trong Bảo tàng Queensland suốt 70 năm qua.
Kỷ lục dấu chân khủng long lớn nhất hiện thuộc về một loài khủng long ăn cỏ. Loài mà từng sinh sống ở tây bắc Australia với chiều dài lên tới 1,75 m. Trong khi đó, dấu chân lớn nhất của khủng long ăn thịt được tìm thấy ở Bolivia vào tháng 7/2016 với chiều dài 1,15 m.
Chia sẻ thêm: Phát hiện loài khủng long ‘lạ’
Các nhà khoa học Brazil đã tìm thấy hóa thạch của một loài khủng long mới. Đáng chú ý tuy được xác định là khủng long ăn thịt. Nhưng loài này lại không hề có răng. Theo Science Alert, hôm 18/11, các nhà cổ sinh vật học cho biết dấu tích của một loài khủng long chưa từng được biết đến sống cách đây khoảng 70 – 80 triệu năm đã được phát hiện ở Brazil.
Loài mới được đặt tên “Berthasaura Leopoldinae”. Đây là một loài khủng long chân thú cỡ nhỏ, chỉ dài khoảng 1m và cao 80cm. Việc đặt tên “Berthasaura Leopoldinae” cho loài khủng long mới nhằm vinh danh Bertha Lutz, nhà khoa học; và chính trị gia nổi tiếng của Brazil đã qua đời vào năm 1976. Ngoài ra còn là Maria Leopoldina, nữ hoàng thế kỷ 19 của Brazil.
Theo AFP, Bertha Lutz là người đi đầu trong phong trào nữ quyền và nhân quyền. Người có đóng góp quan trọng trong việc giành quyền bầu cử cho phụ nữ ở Brazil. Bà từng có thời gian làm việc tại Bảo tàng Quốc gia Brazil với tư cách một nhà tự nhiên học chuyên về ếch phi tiêu độc.
Điều khiến các nhà khoa học chú ý là dù Berthasaura Leopoldinae ăn thịt. Nhưng nó hoàn toàn không có răng. Thay vào đó sở hữu chiếc miệng nhỏ và nhọn giống như mỏ chim.