Sự tiến hoá của sinh vật trên Trái Đất vẫn luôn là chủ đề hấp dẫn chờ đợi các nhà khoa học giải đáp. Giải mã được nó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về sự có mặt của nhiều loài động vật ở hiện tại. Cụ thể, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc gần đây đã khai quật được hộp sọ hóa thạch của một loài chim cổ đại. Loài chim này có cấu tạo vô cùng đặc biệt, với phần đầu giống khủng long và phần thân nhỏ bé như loài chim ruồi. Được biết chúng đã xuất hiện cách đây 120 triệu năm. Phát hiện về loài chim tí hon có đầu khủng long này khiến giới khoa học vô cùng kinh ngạc, cùng theo dõi chi tiết tại đây nhé!
Loài chim cổ đại có phần đầu tương tự khủng long
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục phân tích bộ xương chim được tìm thấy trong hồ nước nông tại hệ tầng Jiufotang ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Nó được phát hiện bởi Viện Cổ sinh vật học và Học viện Khoa học Trung Quốc. Phát hiện này làm nhóm nghiên cứu đã vô cùng ngạc nhiên.
Con chim này nằm lọt thỏm trong lòng bàn tay người. Hộp sọ của nó chỉ rộng gần 2 cm. Thế nhưng lại mang theo các đặc điểm của cả chim và khủng long. Hộp sọ 0,75 inch nằm gọn trong lòng bàn tay của họ. Nhưng được phản chiếu giống như của loài lớn hơn nhiều. Trong khi phần còn lại của cơ thể nó gần giống với của một con chim ruồi yếu ớt ngày nay.
Loài chim đặc biệt này sống cùng thời với tổ tiên của loài chim hiện đại
Sau khi khai quật phát hiện quý giá này. Các chuyên gia đã chụp CT để tái tạo chi tiết hóa thạch. Họ phân tích bộ xương mới tìm thấy, các chuyên gia tới từ Viện Cổ sinh vật học và Cổ sinh vật có xương sống (IVPP) ở Bắc Kinh cho biết. Một số loài chim đầu tiên trên trái đất giữ lại nhiều đặc điểm từ tổ tiên khủng long của chúng.
Các nhà nghiên cứu cũng chứng minh được rằng mẫu vật tìm thấy thuộc về loài chim đã tuyệt chủng. Gọi là enantiornithines. Hay còn gọi là “chim đảo ngược”. Chúng là nhóm chim đa dạng nhất xuất hiện từ thời kỳ khủng long. Cách đây 145 triệu năm tới 66 triệu năm trước.
Enantiornithines sống cùng tổ tiên của các loài chim hiện đại. Cho tới khi bị xóa sổ cùng loài khủng long cách đây 66 triệu năm. Điểm tương đồng giữa hộp sọ của enantiornithines và khủng long là không có động năng. Phần xương sọ bị “gắn chặt” và không thể di chuyển.
Enantiornithines cũng có hai vòm xương gắn vào cơ hàm giống như ở các loài bò sát như thằn lằn, cá sấu và khủng long. Điều này làm cho phần sau của hộp sọ của chúng cứng cáp và có khả năng chống chuyển động giữa các xương.
Khám phá này cung cấp thông tin quý giá về sự tiến hoá của các loài chim
Như đã được công bố trên tạp chí Nature Communications. Nghiên cứu đã cho phép các chuyên gia xây dựng lại cây phả hệ của loài chim. Cũng như hộp sọ của nó. Cung cấp cho các chuyên gia cái nhìn mới về sự tiến hóa sọ của các loài chim. Rõ ràng ngay lập tức từ ảnh chụp CT cho thấy. Vị trí hộp sọ của con chim này giống vị trí hộp sọ của loài khủng long bạo chúa. Và khác biệt rõ rệt so với bất kỳ loài chim sống nào ngày nay. Khám phá này củng cố niềm tin khoa học phổ biến rằng các loài chim không chỉ là khủng long sống. Mà còn tiến hóa từ nhánh khủng long bao gồm troodontid, dromaeosaurs.