Có rất ít người biết rằng ngay trên Trái Đất cũng có những thiết bị đang giúp các nhà khoa học tiếp cận và khám phá những khu vực mà họ không thể tới nổi như đáy đại dương. Và robot Benthic Rover II là một trong số đó.
Robot Benthic Rover II được tạo ra từ vật liệu chống mòn. Thiết bị này chịu áp lực tốt, đồng thời robot này cũng sử dụng những thiết bị ít tốn pin để hoạt động liên tục một năm.
Robot tự động là sản phẩm được nhóm nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) phát triển nên. Trong 7 năm qua, robot này đã mang lại nhiều thông tin giá trị khi nghiên cứu biển sâu. Thông tin do Interesting Engineering hôm 14/11 đưa tin. Mỗi chu kỳ hoạt động của Benthic Rover II kéo dài một năm. Lúc này robot sẽ được thả xuống Station M, địa điểm này cách bờ biển California khoảng 225km.
Một số thông tin mà Benthic Rover II thu thập dưới đáy biển sâu
Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science Robotics hồi đầu tháng, nhóm chuyên gia tại MBARI trình bày một số thông tin mà Benthic Rover II thu thập về đáy biển sâu. Ví dụ, trong giai đoạn tháng 11/2015 – tháng 11/2020, lượng thực vật phù du chết và vật chất từ thực vật chìm xuống đáy biển tăng mạnh. Kèm theo đó là lượng oxy hòa tan trong nước ở đáy biển giảm.
“Robot thám hiểm biển sâu giúp theo dõi sự liên kết giữa cột nước và đáy biển trong dài hạn. Tìm hiểu những sự kết nối như vậy vô cùng quan trọng. Đặc biệt với việc dự đoán sức khỏe và năng suất của hành tinh xanh trong thời kỳ biến đổi khí hậu”. Nhà khoa học Ken Smith tại MBARI giải thích.
Benthic Rover II khắc phục khó khăn về đưa thiết bị xuống đáy biển sâu
Để hiểu rõ khí hậu và chu trình carbon của Trái đất, giới khoa học cần hiểu về biển sâu. Tuy nhiên, có nhiều khó khăn như áp suất cao và tính ăn mòn của nước biển. Vì vậy việc đưa thiết bị xuống đáy biển sâu để nghiên cứu hoạt động carbon gần như bất khả thi.
Benthic Rover II giúp khắc phục vấn đề này. Nhờ vào khả năng liên tục theo dõi đáy biển. Vì hoạt động không nghỉ, robot có thể ghi lại những hiện tượng thú vị. Trước nay các nhà khoa học chưa từng quan sát được những điều này. Thông tin từ Alana Sherman, chuyên gia tại MBARI. “Nếu không theo dõi liên tục, bạn có thể bỏ lỡ tiết mục chính”, Sherman giải thích.
Một số thông tin về robot titan
Benthic Rover II được chế tạo từ titan chống mòn, nhựa và mút xốp chịu được áp lực. Nhờ đó, robot này có thể hoạt động ở độ sâu tối đa khoảng 6.000 m. Nó trang bị hệ thống điều khiển máy tính và phần mềm có thể chạy một năm mà không hỏng.
Về phần trang bị, Benthic Rover II mang theo mình một hệ thống camera huỳnh quang với đèn flash. Nó có thể chụp ảnh các sinh vật ở dưới đáy biển sâu, trong điều kiện không có ánh sáng.
Chiếc camera này cũng có thể phát ra ánh sáng xanh lam. Mục đích nhằm phát hiện chất diệp lục hữu cơ. Điều này cho phép Benthic Rover II ghi lại số lượng các mảnh vụn lắng xuống đáy từ mặt biển, một hiện tượng được gọi là “tuyết đại dương”.
Bên cạnh đó, Benthic Rover II cũng mang theo các cảm biến oxy, thứ mà nó có thể hạ thấp và dùi vào đáy biển. Các cảm biến đo lường quá trình sinh học đang hoạt động trong trầm tích. Đây là nơi mà vi khuẩn có thể đang tiêu thụ oxy và thải ra carbon dioxide.
Ngoài ra, Benthic Rover II còn sử dụng những thiết bị điện tử tiêu thụ rất ít năng lượng. Nhờ vậy pin vẫn đủ dùng suốt một năm. Robot có kích thước khá lớn với chiều dài 2,6 m, chiều rộng 1,7 m và chiều cao 1,5 m. Tuy nhiên, nó chỉ tiêu thụ trung bình 2 watt điện, tương đương một chiếc iPhone.