Sứa là loài sinh vật biển khá phổ biến, chúng ta có thể bắt gặp nó ở bất cứ đâu trong đại dương. Nếu may mắn bạn có thể bắt gặp nó trôi dạt vào một bãi biển nào đó. Những bí ẩn về loài sinh vật này vẫn chưa được khám hết khi mới đây các nhà khoa học phát hiện ra một giống sứa mới có tên “Tàu chiến Bồ Đào Nha”. Loài sứa này có thân hình khiến người nhìn có cảm giác sợ khi giống với các sinh vật ngoài hành tinh trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, đây là loài sứa có thể gây nguy hiểm cho con người.
“Tàu chiến Bồ Đào Nha”, sinh vật bí ẩn vừa được khám phá
Mặc dù sở hữu vẻ đẹp long lanh, huyền diệu nhưng sinh vật biển “Tàu chiến Bồ Đào Nha” vẫn được các nhà khoa học cảnh báo là rất nguy hiểm.
Với khoảng 70% diện tích bề mặt Trái đất là nước thì thế giới đại dương sâu thẳm vẫn luôn là một kho tàng bí ẩn mà con người chưa thể khám phá ra hết. Mới đây, các nhà khoa học hải dương đã có dịp được tìm hiểu; và khám phá về một loài sinh vật biển mới có hình dáng kỳ lạ nhưng vô cùng bắt mắt.
Sinh vật biển này có phần thân trong suốt pha sắc tím nhạt nhưng chạy dọc sống lưng là gân hồng nổi bật. Với phần đầu thon gọn và sậm màu hơn, sinh vật kỳ lạ này có hình dáng trông như một chiếc thuyền nên các nhà khoa học đã gọi nó là “Tàu chiến Bồ Đào Nha”.
Thực chất sinh vật này là giống sứa Bồ Đào Nha
Thực chất, đây là loài sứa Bồ Đào Nha với cái tên “Man of War” dài khoảng gần 4m; mặc dù vậy, các xúc tu của chúng có thể vươn xa tới gần 50m; và hầu như không thể nhìn thấy được. Loài sứa này được mô tả là trông giống như một chiếc phao lớn màu tím mờ; có mào nghiêng với những xúc tu màu hồng và râu dài màu xanh lam.
Loài sứa này là những kẻ săn mồi đáng sợ; chúng bắt cá nhỏ và động vật giáp xác bằng những xúc tu dài; cần phải rất đề phòng những xúc tu; chúng có thể chích ngay cả sau khi con vật đã chết.
Qua đó, các nhà khoa học cũng đưa ra cảnh báo về mức độ nguy hiểm của loài sứa “ảo diệu” này. Mặc dù sở hữu vẻ đẹp mỏng manh; kỳ diệu nhưng sứa Tàu chiến Bồ Đào Nha là loài có chứa nhiều chất độc nhất ở tua của nó.
Cơ chế phòng vệ của loài sứa
Loài sứa được tìm thấy ở khắp các đại dương trên thế giới và đã xuất hiện từ hàng trăm triệu năm trước. Sứa là loài không xương sống và 95% cơ thể của chúng là nước. Kích thước của loài sứa rất thay đổi; có con chỉ bằng đầu ngón tay nhưng có con lên tới 2,5 mét. Xúc tu của sứa có thể dài đến 60 mét; và mỗi xúc tu chứa hàng ngàn sợi lông dạng xoắn giống như một chiếc kim có chứa nọc độc.
Cơ chế tự vệ chính của sứa là tiêm chất độc vào kẻ thù. Khi con mồi bị mắc kẹt trong những xúc tu thì những chiếc kim xoắn duỗi thẳng ra giống như chiếc lưỡi câu. Con mồi sẽ bị tiêm chất độc vào người khi mắc phải những chiếc lưỡi câu này. Khả năng tiêm chất độc của sứa rất nguy hiểm; thậm chí một con sứa đã chết vẫn còn khả năng tiêm chất độc. Đồng thời xúc tu của sứa vẫn có thể tiêm chất độc ngay cả khi nó đứt khỏi cơ thể của nó.
Sứa không chủ động cắn con người khi đang bơi ở biển. Thông thường là do chúng ta vô tình chạm phải con sứa khi đang bơi; và dính các kim xoắn chứa nọc độc của nó. Trường hợp khác là do đùa ngịch; chạm vào hay dẫm đạp lên những con sứa đã chết trên bờ biển. Chính những chất độc từ xúc tu sẽ tiêm vào cơ thể của chúng ta; và gây nên những triệu chứng của sứa cắn.