Vì những tác động tiêu cực của con người, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, nhiệt độ cũng tăng lên. Điều này đã gây ra ảnh hưởng xấu đến các loại sinh vật khác. Số lượng một số cá thể đang ngày càng trở nên ít đi cũng vì việc ngôi nhà của chúng đang ngày càng biến đổi và mất đi. Để góp phần chung tay bảo vệ , làm phong phú lại số lượng sinh vật, các tổ chức môi trường và sinh thái đã cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sinh vật. Và mới đây, Sơn La đã tiến hành thả 7 cá thể khỉ về rừng, trả chúng về tự nhiên.
Việc bảo vệ hệ sinh thái không đơn giản chỉ để bảo vệ môi trường sống của nhân loại. Hệ sinh thái trên trái đất còn là mái nhà chung của tất cả các sinh vật khác trên hành tinh này. Bảo vệ môi trường sinh thái của trái đất chính là gìn giữ sự sống của chính con người và hàng triệu loài sinh vật khác. Việc thả các sinh vật về lại rừng để chúng có thể sinh hoạt một cách tự nhiên nhất là điều cần thiết. Cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hành động này nhé.
Sơn La thả 7 cá thể khỉ về rừng
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La vừa phối hợp với Hạt Kiểm lâm 2 huyện Mường La, Mai Sơn, tái thả 7 cá thể khỉ vàng và khỉ mặt đỏ về rừng. Các cá thể khỉ được tái thả đều khỏe mạnh. Có thể tự kiếm ăn và sinh tồn ngoài tự nhiên.
Trong đó, có 1 cá thể khỉ vàng đã trưởng thành được Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La tổ chức cứu hộ tại Khu bảo tồn. Nó do người dân tình nguyện giao nộp năm 2020. Còn có 5 cá thể khỉ vàng, 1 cá thể khỉ mặt đỏ đã trưởng thành. Chúng được người dân xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn tình nguyện giao nộp để thả về tự nhiên.
Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La đã có lời chia sẻ cùng mọi người. “Đây là một hành động hết sức ý nghĩa nhân Kỷ niệm Ngày Lâm nghiệp Việt Nam 28/11. Và cả 76 năm ngày thành lập Ngành Lâm nghiệp Việt Nam (1/12/1945 – 1/12/2021). Qua đó, thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt của các Viên chức Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La; cùng với các công chức Hạt Kiểm lâm. Cụ thể trong việc cứu hộ, bảo tồn các loài động vật rừng hoang dã. Góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học. Làm giàu hơn môi trường tự nhiên cho cánh rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La.
Ý nghĩa của việc tái hoang dã
Thông qua hoạt động, góp phần lan tỏa sâu rộng hơn nữa tới cộng đồng. Tạo ý thức, trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân, tập thể; trong bảo vệ động vật hoang dã nói riêng và thiên nhiên nói chung. Việc thả các loài động vật về nơi hoang dã có thể giúp hành tinh ứng phó những tác động của biến đổi khí hậu. Và cả cháy rừng hay sự tan chảy nhanh chóng của các lớp băng tuyết ở vùng cực. Việc thả những động vật có vú lớn về các không gian tự nhiên để bảo vệ môi trường. Thậm chí là ngăn chặn sự nóng lên của toàn cầu, không phải là điều vô lý.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có các loài động vật hoang dã đóng vai trò quan trọng; trong việc cân bằng hệ sinh thái trên hành tinh này. Để khôi phục chức năng của các loài động vật hoang dã bị biến mất trong chuỗi tuần hoàn sinh thái; một phương án phục hồi sinh thái được triển khai với tên gọi tái hoang dã.