MacBook thực chất là một dòng máy tính xách tay của thương hiệu nổi tiếng Apple. Với thiết kế vô cùng tinh tế, hệ điều hành thân thiện và hiệu năng tốt, MacBook đã chiếm lĩnh được thị phần của hệ điều hành MacOS. Macbook được Apple ra mắt từ thời điểm đầu năm 2006.
Máy có thiết kế đẹp và hiệu năng tuyệt vời, đặc biệt là thân thiện với người dùng và hiệu suất hoạt động ổn định. Khi chọn máy tính xách tay, bạn thường nghe khuyến cáo nên mua MacBook để làm việc nặng. Tuy sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, nhưng bạn đã tự hỏi tại sao Macbook lại không có FaceID và màn hình cảm ứng chưa, hãy cùng tìm hiểu nào.
Các dòng Macbook
Macbook có 2 loại chính là Macbook Pro và Macbook Air. Mỗi dòng Macbook với kích thước màn hình khác nhau. Cũng như cấu hình và thiết kế khác nhau sẽ phù hợp hơn cho nhiều đối tượng khác nhau; đa dạng hoá danh mục sản phẩm của Apple.
Macbook Air là dòng máy tính xách tay siêu mỏng, siêu nhẹ của Apple. Bao gồm 2 kích thước là 11 inches (nặng 2,4 pounds ~ 1.08 kg) và 13 inches
Macbook Pro to hơn và nặng hơn Macbook Air. Phù hợp với các công việc yêu cầu hiệu năng cao hơn.
Vì sao Macbook không có FaceID và tính năng cảm ứng?
Các quản lý cấp cao của Apple cho rằng việc MacBook sở hữu màn hình cảm ứng và Face ID là không cần thiết.
Trong một cuộc phỏng vấn với WSJ, Tom Boger, Phó chủ tịch Apple phụ trách marketing sản phẩm MacBook, iPad đã giải thích lý do mẫu laptop mới có phần khuyết màn hình. Nhưng lại không có FaceID hay tính năng cảm ứng.
Nhắc đến sự tiện lợi của Face ID, ông Boger cho rằng Touch ID trên bàn phím sẽ thích hợp hơn. Vì đó là nơi đặt tay của người dùng. Hơn nữa, việc lắp các cảm biến cần thiết cho Face ID trên màn hình MacBook sẽ khó khăn hơn so với iPhone và iPad.
Về việc trang bị màn hình cảm ứng cho MacBook; quản lý phụ trách phần cứng của Apple cho rằng việc tối ưu giữa cảm ứng và bàn phím, touchpad trên MacBook và iPhone, iPad cũng khác nhau.
“Chúng tôi làm ra những chiếc máy tính cảm ứng tốt nhất thế giới, đó là iPad. Nó hoàn toàn được tối ưu cho cảm ứng. Mac thì được tối ưu cho việc nhập liệu gián tiếp. Chúng tôi chưa thấy có lý do gì để thay đổi”. John Ternus, Phó chủ tịch Apple phụ trách phần cứng chia sẻ.
Trên thế hệ MacBook mới, Apple sử dụng công nghệ bộ nhớ chia sẻ RAM cho cả CPU, GPU và phần xử lý AI. Cả ông Boger và Ternus đều cho rằng với công nghệ này, người dùng không cần lo lắng về hiệu năng.
Những cải tiến của Apple
Theo WSJ, Apple đã nhận sai với thế hệ MacBook siêu mỏng, kéo dài từ 2016-2020. Ở những mẫu MacBook mới nhất, hãng làm máy dày hơn. Nhưng mang trở lại nhiều cổng kết nối được coi là cần thiết cho người dùng chuyên nghiệp. Như khe thẻ SD, cổng xuất hình HDMI hay sạc MagSafe.
“Chúng tôi liên tục lắng nghe người dùng, và với dòng MacBook Pro mới, chúng tôi quyết định mang lại một số thay đổi, giống như vẫn làm với Mac”, Tom Boger chia sẻ. Cây viết Joanna Stern của WSJ cho rằng đây là cách mà ông Boger thừa nhận Apple đã sai.