Nhắc đến sư tử không ai là không biết. Có thể khẳng định, cho dù chưa được tận mắt chứng kiến nhưng sư tử đã được coi là một biểu tượng của giới động vật. Hầu như sư tử xuất hiện rất nhiều trên sách, báo, các chương trình TV,… Thậm chí hình ảnh sư tử còn được phác họa trong các bộ phim hoạt hình hoặc phim hành động. Với mệnh danh “vua” của các loài, vậy sư tử có điều gì khiến các loài khác phải nhún mình đến như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài sư tử nhé.
Tuổi đời của sư tử
Loài sư tử có thể sống được 14 năm trong môi trường tự nhiên và 20 năm nếu bị nuôi nhốt. Con sư tử dài nhất (tính từ đầu đến đuôi) từng được ghi nhận là dài 3,6m. Trong khi đó, chú sư tử nặng nhất tên là Simba ở vườn thú Colchester, Anh có trọng lượng gần 375kg. Nhìn chung, một ngày sư tử không hoạt động trong 20 tiếng. Chúng chỉ dành 2 tiếng để đi lại và 50 phút để ăn uống.
Sư tử cái luôn giữ vai trò đi săn
Sư tử đực có bờm và thường bị loại trừ ra khỏi đàn khi chúng trưởng thành. Những con sư tử cái trong đàn giữ vai trò đi săn vì chúng có kích thước nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn mà không có bộ bờm to nặng.
Con mồi của loài sư tử thường bị chết do sự bóp nghẹt chứ không phải do hàm răng sắc nhọn của chúng. Thức ăn của sư tử là lợn rừng, lợn lòi, trâu, hươu nai, linh dương Gazen, linh dương châu Phi và ngựa vằn. Khi đói, sư tử có thể sẽ bới tìm thức ăn thừa từ những con thú săn mồi khác như báo đốm, linh cẩu.
Những điều thú vị về sư tử
Một con sư tử cái có thể đẻ được 4 con sư tử con và giao phối với nhiều sinh vật khác nhau. Một con sư tử trưởng thành tiêu thụ khoảng 10 đến 15 cân thịt mỗi ngày. Sư tử là thành viên duy nhất sống có tính xã hội trong họ Mèo. Chúng sống trong các nhóm hay còn được gọi là các bầy (đàn) sư tử. Mỗi đàn sư tử trung bình có khoảng 15 con.
Tiếng gầm vang rất xa
Tiếng gầm của một con sư tử có thể được nghe thấy từ cách đó 5 dặm (khoảng 8km). Một thước đo tốt về tuổi của sư tử đực là màu tối của chiếc bờm. Sư tử đực càng già, bờm của nó càng tối. Gót sư tử không chạm đất khi chúng đi bộ.
Sư tử có tầm nhìn ban đêm rất tuyệt vời. Đôi mắt của chúng nhạy cảm với ánh sáng gấp 6 lần so với mắt của con người. Người Ai Cập cổ đại đã tôn thờ sư tử như các vị thần chiến tranh của họ vì sự dữ dội, năng lực và sức mạnh của chúng.
Sư tử có thể không uống nước trong 4 ngày
Sư tử không cần uống nước hàng ngày nhưng chúng phải ăn: Sư tử có thể trải qua 4 ngày không cần uống nước, nhưng chúng cần phải ăn hàng ngày. Sư tử cái trưởng thành cần ăn khoảng 5kg thịt mỗi ngày, trong khi con đực cần khoảng 7kg hoặc hơn. Sư tử chủ yếu săn các động vật ăn cỏ lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò và trâu, đôi khi chúng cũng săn cả những loài thú nhỏ hơn.
Sư tử không sinh sống trong rừng rậm
Nhiều người thường gọi sư tử là “Chúa tể sơn lâm” hay “chúa tể của rừng rậm”, nhưng đây là một sự nhầm lẫn. Sư tử không hề sống trong rừng. Thay vào đó, môi trường sống chính của chúng là đồng cỏ và đồng bằng châu Phi.
Sư tử là giống mèo lớn thứ hai trên Trái đất: Sau hổ, sư tử là giống mèo hoang dã lớn thứ hai trên trái đất. Sư tử đực có thể dài đến 3m và nặng đến 227kg, trong khi sư tử cái có thể phát triển chiều dài đến 2.7m và nặng 179kg.
Sư tử cái cùng nhau nuôi con
Sư tử giao phối hai năm một lần. Sư tử cái sinh một lứa 2-3 con sau khi mang thai 4 tháng. Những con cái trong cùng một bầy có xu hướng sinh con cùng thời điểm. Điều này cho phép chúng nuôi một lứa đẻ nhiều con cùng nhau. Đặc điểm này cũng tạo thêm lợi thế là cho phép các sư tử con bú sữa của các sư tử mẹ khác. Giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý các sư tử con trong bầy ở những tháng ban đầu. Vậy con bố ở đâu trong thời gian nuôi dạy đàn con? Sư tử đực sẽ không trực tiếp tham gia vào việc nuôi con. Nhưng chúng sẽ bảo vệ đàn con của cả bầy khỏi nguy hiểm.
Các loài sư tử trên thế giới
Sự khác biệt chủ yếu giữa các loài sư tử là kích thước; biểu hiện bên ngoài của bộ bờm và khu vực sinh sống. Tuy nhiên, một số phân loài thể hiện những thói quen và sự phù hợp để sinh tồn. Giả sử như loài sư tử Kalahari có khả năng sinh sống trong điều kiện thiếu nước. Dưới đây là danh sách các loài sư tử còn tồn tại hiện nay.
- Sư tử Đông Bắc Congo (Panthera leo azandica) hay còn được gọi là sư tử Trung Phi. Quần thể này sống ở Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cameroon và Chad.
- Sư tử Nam Phi (Panthera leo krugeri) chúng phân bố ở Cộng hòa Nam Phi, Namibia, Angola, miền bắc Botswana và một số vùng phía tây nam của Cộng hòa Dân chủ Congo. Đây là loài sư tử nặng nhất thế giới.
- Sư tử Đông Phi (Panthera leo nubica) sinh sống ở các quốc gia Đông Phi. Như Ethiopia, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Tanzania và Uganda. Chúng đã tuyệt chủng ở Ai Cập, Djibouti, Ai Cập và Eritrea.
- Sư tử Tây Phi (Panthera leo senegalensis) hay còn được gọi là sư tử Senegal. Chúng là loài đang cực kì nguy cấp. Chỉ còn sót lại ở một số quốc gia Tây Phi như Senegal, Burkina Faso, Benin, Niger và Nigeria.